Kiện đòi tiền đã cho bạn ở nước ngoài vay. Nghĩa vụ trả nợ và trình tự kiện đòi tài sản đã cho vay theo quy định pháp luật.
Theo căn cứ tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay, quy định:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Tại Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định chung nhằm bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ Luật Tố tụng dân sự, quy định:
Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Như vậy, việc kiện đòi tài sản là nợ gốc thì không quy định thời hiệu khởi kiện và bên cho vay có thể khởi kiện bất cứ lúc nào.
Tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 có quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài, trường hợp bên vay đang sinh sống ở nước ngoài thì thẩm quyền xét xử thuộc
Khi đó,người cho vay có thể lập Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện, các tài liệu về nhân thân người khởi kiện, các thông tin nhân thân của bị đơn, hợp đồng vay nợ, chứng từ giao tiền, các tài liệu về việc gia hạn nợ (nếu có) và các tài liệu khác để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Người cho vay có quyền khởi kiện người vay tại tòa án cấp tỉnh nơi người cho vay sinh sống để yêu cầu tòa án xét xử theo quy định của pháp luật.
Vì người vay tiền (bị đơn ) đang ở nước ngoài nên sau khi thụ lý vụ án, tòa án phải tiến hành việc ủy thác tư pháp thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này, để cơ quan này tiến hành lấy lời khai của bị đơn theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật tố tụng dân sự.
>>> Luật sư
Trường hợp ủy thác có kết quả, tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo luật định. Trường hợp ủy thác không đạt kết quả, căn cứ tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Khi lý do tạm đình chỉ không còn, tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án.
Trường hợp người cho vay (nguyên đơn ) khi phát hiện bị đơn về nước, cần thông báo ngay cho tòa án để tòa án tiếp tục giải quyết vụ kiện. Để ngăn chăn việc bị đơn xuất cảnh, căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các nghị định sửa đổi, bổ sung về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án ra lệnh cấm xuất cảnh đối với bị đơn cho đến khi vụ việc được giải quyết xong.