Kiện đòi quyền sở hữu tài sản là tiền đóng góp xây dựng nhà ở. Tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi đang ở là của ông ngoại đứng tên. Khi xây lại nhà ông ngoại có kêu mẹ tôi đóng góp tiền xây và nói tầng người nào người đó bỏ tiền ra xây thì sẽ là của người đó. Lúc đó là 2013. tháng 12/2014 ông ngoại tôi lại ký hợp đồng cho nhà cho cậu tôi mà chưa hỏi ý kiến của bất cứ người nào. Ông ngoại tôi có 7 người con nhưng đang ở trong nhà chung với ông ngoại là có mẹ tôi và cậu. Tôi muốn hỏi giờ mẹ tôi muốn kiện để giành lại quyền sở hữu tầng lầu mà mẹ tôi bỏ tiền ra xây được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
– Trong trường hợp của bạn, nhà bạn đang ở do ông ngoại đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó ông ngoại bạn có quyền định đoạt tài sản này. Vì vậy, về mặt pháp luật, việc ông ngoại bạn làm hợp đồng tặng cho nhà cho cậu của bạn là hợp pháp và không cần hỏi ý kiến của những người khác khi định đoạt tài sản riêng của mình.
– Căn cứ vào Điều 465 và Điều 467 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
“Điều 465. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”
>>> Luật sư
“Điều 467. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
“Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Trong trường hợp chứng minh được ngôi nhà là tài sản thuộc sở hữu chung của những người góp tiền tạo dựng nên thì mẹ bạn có quyền yêu cầu chia tài sản chung tương ứng với phần đã đóng góp theo thỏa thuận trong gia đình. Trường hợp đã thỏa thuận mà không được phân chia thì mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi lại quyền lợi cho mình khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh khoản đóng góp và thỏa thuận trước đó.