Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa? Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài?
Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang rất được quan tâm bởi hậu quả do con người tạo nên từ các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm và suy thoái môi trường sống của con người, một trong số những nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó chính là vấn đề nhập khẩu hàng hóa. Vậy để có thể kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa pháp luật đã đề ra những quy định như thế nào? Hàng hóa nhập khẩu dễ có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được kiểm soát ra sao? Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Tổng đài Luật sư
1. Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nhập khẩu đối với hai loại hàng hóa là: Hàng hóa cấm nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện.
Căn cư theo quy dịnh cụ thể tại điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Máy móc, thiết bị phương tiện, hàng hóa, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.
2. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
3. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.”
Vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với luật cũ thì đã bổ sung thêm đối với quá cảnh, và thay vì nhập khẩu phải đáp ứng “tiêu chuẩn môi trường” là việc nhập khẩu quá cảnh phải đáp ứng “yêu cầu bảo vệ môi trường”. Vậy thế nào được gọi là “yêu cầu bảo vệ môi trường”? Hiện nay các văn bản ban hành chính thức không giải thích rõ khái niệm thế nào là “yêu cầu bảo vệ môi trường”. Nhưng theo cách hiểu của các chuyên gia về môi trường cũng như các nhà làm luật và áp dụng pháp luật về môi trường thì “yêu cầu bảo vệ môi trường” được hiểu là hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong đó có các yêu cầu kỹ thuật và quản lý môi trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về khái niệm này.
Nếu coi yêu cầu bảo vệ môi trường là hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật môi trường với các yêu cầu kỹ thuật và quản lý môi trường thì có thể thấy điều kiện để nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên – nhiên liệu, hàng hóa, hóa chất nhập khẩu, quá cảnh (gọi chung là hàng nhập khẩu, quá cảnh) đã bị thu hẹp về đối tượng và được thắt chặt hơn trong cả quá cảnh. Bởi quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng, trong khi tiêu chuẩn môi trường lại dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng của các chủ thể nhập khẩu. Có thể thấy tính cưỡng chế của quy định mới cao hơn, và bây giờ các chủ thể nhập khẩu, quá cảnh hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về môi trường không còn là việc muốn hay không muốn áp dụng các mức giới hạn về thông số về chất lượng môi trường để bảo vệ môi trường nữa. Đây chính là việc gò các chủ thể nhập khẩu vào khuôn và nó trở thành nghĩa vụ chứ không còn là quyền của họ nữa.
Việc quy định mới như vậy giúp cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong nước được dễ dàng hơn, các cơ quan kiểm tra hàng nhập khẩu quá cảnh đặc biệt là cơ quan hải quan cứ áp dụng các thông số về chất lượng môi trường đã được ban hành theo danh mục để xử lý đối với loại hàng nhập khẩu, quá cảnh không đáp ứng thông số về chất lượng môi trường. Chủ thể nhập khẩu cũng không thể nào phủi nhận trách nhiệm khi mà quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường là bắt buộc không phải tự nguyện thực hiện như trước và không có cơ quan thanh tra, kiểm tra.
Việc quy định chặt chẽ, và áp dụng điều kiện bát buộc cũng nhằm làm hạn chế số lượng hàng nhập khẩu, quá cảnh lớn vào Việt Nam mà không rõ các hàm lượng chất thải nguy hại trong đó. Tránh việc biến nước ta thành bãi rác của thế giới. Nhưng đến nay chưa có văn bản giải thích rõ khái niệm “yêu cầu bảo vệ môi trường” có chăng sẽ dẫn đến việc áp dụng sai, hoặc là kẽ hở để lách luật?
2. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài luật bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể:
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Chúng ta đã biêt thì đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân nhằm mục đích đề ra các giải pháp và quy đinh để có thể loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lí hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Căn cứ dựa trên quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra quy định để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan từ trung ương tới địa phương và thông qua đó có thể thấy mỗi cơ quan sẽ có trách nhiệm và quyền hạn đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
Dựa theo thực tế và quy định mà chúng tôi đề ra như trên có thể thấy hiện nay thì hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu tại Việt Nam trong thời gian qua có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hướng đến môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa đã phát hiện ra rất nhiều trường hợp mà các doanh nghiệp có thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ, khai sai tên hàng hóa, mã số hàng hóa…
Như vậy để có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận nêu trên và tăng cường quản lý nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam thì co quan có thẩm quyền ở đây là Tổng cục Hải quan mới đây cần có những quy định và có
Theo đó, phế liệu làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định mà pháp luật đề ra, không những vậy nhập khẩu bởi doanh nghiệp có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu theo quy định của pháp luật để nhập khẩu phế liệu tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu khi có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường, có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Theo đó thì cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Trên đây là thông tin