Rút quyết định truy tố là gì? Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa tiếng Anh là gì? Quy định về việc xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa?
Bên cạnh việc quy định quyền truy tố của Viện Kiểm sát thì pháp luật hiện hành cũng quy định về việc rút quyết định truy tố. Việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có thể diễn tra trước hoặc trong phiên tòa, có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về hoạt động xem xét khi kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa.
Luật sư
1. Rút quyết định truy tố là gì?
Tại
“Điều 243. Quyết định truy tố bị can
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.”
Như vậy, có thể hiếu quyết định truy tố chính là bản cáo trạng được Kiểm sát viên đọc trước phiên tòa. Từ đó, thì rút quyết định truy tố chính là hoạt động rút bản cáo trạng. Rút quyết định truy tố có thể là rút toàn bộ quyết định truy tố tức là rút toàn bộ cáo trạng mà VKS đã truy tố người phạm tội hoặc rút một phần quyết định truy tố tức là kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử không xét xử người phạm tội về một tội hoặc về một số tội nào đó hoặc không áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã nêu trong cáo trạng
2. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa tiếng Anh là gì?
Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa tiếng Anh là Revocation of decisions to prosecute or to conclude lesser charges in court
3. Quy định về việc xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
3.1. Thời điểm rút quyết định truy tố
Tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như sau:
“Điều 319. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.”
Như vậy, việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa do Kiểm sát viên thực hiện tại phiên tòa khi kết thúc việc xét hỏi.
3.2. Quy định về xem xét rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
Điều 325 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
“1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
2.Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó”.
Tại phiên tòa khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút truy tố đó. Hoạt động rút một phần quyết định truy tố của Kiểm sát viên không làm thay đổi giới hạn xét xử về cả phạm vi xem xét và phạm vi ra quyết định vụ án, Hội đồng xét xử vẫn có quyền xét xử toàn bộ những bị cáo và hành vi đã bị Viện Kiểm sát truy tố trong cáo trạng và
Tại phiên tòa khi kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án, trước khi nghị án, thì Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến của họ về việc rút quyết định truy tố của Viện Kiểm sát là có hay không có căn cứ.
Và tại Khoản 4 Điều 326 quy định: “Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.” Từ quy định này, có thế thấy điểm bất hợp lý đó là khi kiểm sát viên rút quyết định truy tố, nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án hoặc kiến nghị lên kiểm sát viên cấp trên, điều này không phù hợp bởi lẽ nếu kiểm sát viên đã rút quyết định truy tố tức là rút toàn bộ cáo trạng thì sẽ không lời luận tội như khi tiến hành phiên tòa bình thường, và trong phiên tòa cũng không thực hiện hoạt động đối đáp tranh luận giữa các bên, nên nếu vẫn tiến hành như thủ tục thông thường thì sẽ trái với quy định pháp luật.
Quyết định số 505-QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự có hướng dẫn về việc xem xét việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa tại Điều 27 với những nội dung như sau:
– Tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận và tuyên bị cáo không phạm tội thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Trường hợp Tòa án có kiến nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về việc Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa không có căn cứ, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị nghiên cứu, quyết định hủy việc rút quyết định truy tố và
Nếu việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có căn cứ, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị
Tại Điều 285
– Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. đây là trường hợp người phạm tội tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
– Khi có các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như tại Điều 29, cụ thể thì khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc khi có quyết định đại xá. Hoặc Viện kiểm sát xem xét các trường hợp có chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; và trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Hoặc trong trường hợp người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, Viện Kiểm sát có thể rút truy tố.
– Và trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 91 thì trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, Viện Kiểm sát có thể xem xét rút quyết định truy tố.
Hoạt động rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa của Kiểm sát viên có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xét xử, hoạt động này là thể hiện quyền công tố của Viện Kiểm sát. Khi có các căn cứ luật định thì Viện Kiểm sát thực hiện rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Hoạt động rút quyết định truy tố có thể được tiến hành trước khi diễn ra phiên tòa hoặc tại phiên tòa, sau khi kết thúc phần xét hỏi.