Viện kiểm sát có hai nhiệm vụ quan trọng, một là thực hành quyền công tố, hai là giám sát hoạt động tư pháp. Theo đó, nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp có ý nghĩa vô cùng quan trong trong nền tư pháp, bởi nó góp phần tránh xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát tư pháp là gì?
1.1. Hoạt động tư pháp là gì?
– Khái niệm hoạt động tư pháp:
Hoạt động tư pháp là hoạt động Điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Điều tra, viện kiểm sát,
– Đặc điểm của hoạt động tư pháp:
Hoạt động tư pháp trong đó có lao động của các cán bộ tư pháp là lao động rất đa dạng, phức tạp và có nhưng nét đặc thù riêng:
+ Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động trí óc, rất khó khăn, phức tạp, luôn đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội.
+ Hoạt động của các cán bộ tư pháp gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, công dân
+ Nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp có ảnh hưởng tới tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của một quốc gia
+ Khi thực hiện hoạt động, các cán bộ tư pháp nhân danh nhà nước để ra quyết định
+ Hoạt động của các cán bộ tư pháp luôn tiến hành theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, được quy định trong pháp luật về tố tụng.
1.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định :
” Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.”
Từ những quy trình đầu tiên của thủ tục tố tụng, Việc kiểm sát hoạt động tư pháp đã diễn ra từ khâu tiếp nhận và giải quyết tố giác cho đến khi kết thúc quá trình giải quyết vụ án
Kiểm sát tư pháp tiếng Anh là ” Judicial inspection “
2. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát:
2.1. Quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp:
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát quy định như sau:
” Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.”
2.2. Các hoạt động thể hiện quyền giám sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát:
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau:
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc Điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan Điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự. Cụ thể hơn:
+ Đối với hoạt động Điều tra: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra của các Cơ quan Điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được Điều tra, khởi tố, xử lí kịp thời, không để lọt tội phạm. Đồng thời đảm bảo rằng, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản và nhân phẩm một cách trái pháp luật, đảm bảo việc Điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật.
+ Đối với hoạt động xét xử: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật.
– Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của TAND;
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, bảo đảm cho việc giam, giữ và cải tạo được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ giam, giữ và cải tạo được chấp hành nghiêm chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị giam, giữ và cải tạo và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù nhằm đảm bảo đúng pháp luật; đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị giam, giữ và cải tạo cũng như các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng.
3. Ý nghĩa của chức năng giám sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát quy định như sau;
” Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.”
Kiểm sát tư pháp là một chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động tư pháp. Việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với các hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể. Bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xét xử theo pháp luật.
4. Viện kiểm sát nhân dân trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay:
Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, có vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước ta hiện nay. Chức năng năng kiểm sát của Viện kiểm sát giúp đảm việc tuân theo pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Về bản chất, đây là thiết chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp từ vai trò của Viện kiểm sát thông qua chức năng kiểm sát tư pháp, mô hình của Viện kiểm sát ở Việt Nam hiện nay cũng tồn tại những bất cập nhất định. Chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát hiện nay còn có sự chồng chéo khi Viện kiểm sát vừa là cơ quan tư pháp thực hành quyền công tố ( luận tội ) vừa đồng thời là cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp. Như vậy, không thể tránh khỏi tình trạng thiếu trung thực, minh bạch trong các hoạt động kiểm tra, giám sát cử mình.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: