Đất nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và cũng có đường biển dài rất thuận lợi để chúng ta phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Sản lượng thủy hải sản Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Khảo nghiệm giống thủy sản cũng rất được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Kiểm định giống thủy sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì thuật ngữ kiểm định giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Theo quy định cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì ta có thể hiểu giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để nhằm mục đích có thể sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
Kiểm định giống thủy sản được hiểu cơ bản chính là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh, đặc tính của giống thủy sản.
Các chủ thể sẽ cần tiến hành kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó thì pháp luật nước ta cũng quy định cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện kiểm tra với nội dung như sau: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ hoặc kiểm tra thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.
Không những thế cũng sẽ cần kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc thực hiện kiểm định giống thủy sản được thực hiện trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thủy sản 2017, cụ thể là:
– Việc thực hiện kiểm định giống thủy sản được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Việc thực hiện kiểm định giống thủy sản được thực hiện khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo.
Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ được tham gia vào hoạt động kiểm định giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
– Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ được thanh toán chi phí kiểm định theo quy định.
– Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả kiểm định giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định;
– Khi thực hiện kiểm định giống thủy sản thì các cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm định.
Việc thực hiện kiểm định giống thủy sản có vai trò và những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống con người. Việc thực hiện kiểm định giống thủy sản sẽ giúp cho giống thủy sản có chất lượng tốt và đem đến hiệu quả cao.
2. Kiểm định giống thủy sản trong tiếng Anh là gì?
Kiểm định giống thủy sản trong tiếng Anh là: Inspection of aquatic breeds.
3. Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?
Con giống được biết đến chính là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất thủy sản như chất lượng, năng suất, sản lượng nuôi. Trong nhiều năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống thủy sản chủ động bám sát lịch thời vụ, tích cực chuẩn bị các điều kiện để nhằm mục đích có thể đảm bảo sản xuất con giống chất lượng cho vụ nuôi mới.
Luật thủy sản 2017 đưa ra định nghĩa về khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm mục đích chính đó là để có thể từ đó xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và cũng có thể thông qua đó đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm.
Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
– Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, ngoại trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
– Giống thủy sản căn cứ theo quy định pháp luật sẽ cần phải được khảo nghiệm trong trường hợp giống thủy sản nhập khẩu để nhằm mục đích đưa giống thủy sản đó vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học.
– Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm.
– Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
Tại Điều 25 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn về điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phải có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm.
+ Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
– Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
– Thẩm quyền: Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản.
– Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
+ Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
+ Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
– Trình tự thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, bên cạnh đó sẽ cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
– Giám sát khảo nghiệm được quy định như sau:
+ Cơ quan giám sát khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm.
+ Nội dung giám sát khảo nghiệm: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản.
– Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
– Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Ngày nay, trong thực tế thì việc nuôi trồng thủy hải sản có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Đối tượng nuôi trồng thủy sản rất phong phú gồm đủ các chủng loại như cá, nhuyễn thể giáp xác, rong tảo và một số loài khác.
Ta nhận thấy, nuôi trồng thủy hải sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế góp phần quan trọng giúp tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt là người công nhân ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thủy sản cho con người đang ngày càng tăng lên trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này thì đang lại có giới hạn và đã bị khai thác cạn kiệt, vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển để nhằm mục đích bù đắp vào những thiếu hụt đó.
Với vai trò to lớn như thế thì việc khảo nghiệm giống thủy sản lại càng đóng vai trò quan trọng và rất được quan tâm. Việc ban hành quy định cụ thể về khảo nghiệm giống thủy sản đem đến nhiều lợi ích to lớn cho các ngư dân cũng như đem đến chất lượng tốt cho giống hải sản được nuôi trồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật thủy sản năm 2019.
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP.