Khuyến mại theo quy định là một trong những hình thức xúc tiến thương mại rất tốt trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Vậy trường hợp khuyến mại nhưng không có giải thưởng có bị phạt không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là khuyến mại nhưng không có giải thưởng?
- 2 2. Khuyến mại nhưng không có giải thưởng có bị phạt không?
- 3 3. Quy định về hình thức khuyến mại mang tính chất may rủi:
- 4 4. Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại mang tính may rủi như thế nào?
- 5 5. Cách xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng trong chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi:
1. Thế nào là khuyến mại nhưng không có giải thưởng?
Khuyến mại là một trong những chiêu trò marketing rất phổ biến hiện nay tại các siêu thị, các nhà hàng, các doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán,… nhằm kích cầu mua bán của người tiêu dùng. Khuyến mại theo quy định của pháp luật gồm 09 hình thức, cụ thể là:
– Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
– Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại th
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
– Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
– Các hình thức khuyến mại khác được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Và việc khuyến mại nhưng không có giải thưởng có thể xem đó là hình thức khuyến mại mang tính chất may rủi.
2. Khuyến mại nhưng không có giải thưởng có bị phạt không?
Căn cứ Điều 33 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với hành vi khuyến mại nhưng không có giải thưởng như sau:
– Về việc cung cấp, công khai thông tin về hoạt động khuyến mại khi thực hiện khuyến mại mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quy định: mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Do đó, nếu như tổ chức thực hiện khuyến mại nhưng không có giải thưởng sẽ bị phạt mức tiền nêu trên từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
3. Quy định về hình thức khuyến mại mang tính chất may rủi:
Chương trình khuyến mại mang tính may rủi được hiểu là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng sẽ dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định hình thức khuyến mại mang tính chất may rủi phải tuân theo các điều kiện sau:
– Phải được tổ chức một cách công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng và phải được lập thành biên bản đối với việc xác định trúng thưởng trong chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi.
– Thương nhân tổ chức việc khuyến mại phải có trách nhiệm thông báo đến Sở công thương nơi thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa trong trường hợp bằng chứng xác định trúng thưởng phát hành kèm theo hàng hóa.
– Các điều kiện đối với bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại:
+ Phải được thể hiện dưới dạng vật chất, ví dụ như vé số, phiếu, thẻ dự thưởng; tem, phiếu trúng thưởng; tem, phiếu trúng thưởng; hoặc các thông điệp dữ liệu như thư điện tử; mã code; mã sản phẩm; mã giao dịch;…
+ Có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của Nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng.
– Trong trường hợp không có người trúng giải thưởng tức là hết thời hạn trao thưởng nhưng không có người nhận hoặc không xác định được người trúng thưởng, thương nhận thực hiện chương trình khuyến mại phải chịu trách nhiệm trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước.
4. Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại mang tính may rủi như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký hoạt động khuyến mại, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
– Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại (theo mẫu số 02 quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP).
– Thể lệ chương trình khuyến mại (theo mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP).
– Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng.
– Giấy tờ chứng minh về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định (bản sao không cần chứng thực).
– Nội dung đăng ký thực hiện khuyến mại phải gồm các thông tin sau:
+ Tên thương nhân thực hiện khuyến mại.
+ Tên chương trình khuyến mại.
+ Địa bàn thực hiện khuyến mại.
+ Hình thức khuyến mại.
+ Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.
+ Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
+ Thời gian thực hiện khuyến mại.
+ Khách hành của chương trình khuyến mại.
+ Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
+ Nội dung chi tiết của chương trình khuyến mại là gì?
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
+ Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: nộp tại Sở công thương.
+ Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác: nộp tại Bộ công thương.
Hình thức nộp hồ sơ: có thể nộp qua đường hồ sơ đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
– Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và trả lời về việc có hay không đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký chương trình khuyến mại cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối cấp và có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Cách xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng trong chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi:
Thực tế, việc trúng thưởng trong chương trình khuyến mại này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự may mắn của khách hàng.
Nếu như số lượng giải thưởng khá ít so với phần trăm số sản phẩm tung ra thị trường kết hợp dùng với thời hạn mua hàng trúng thưởng thường diễn ra trong thời gian khá ngắn thì sẽ có trường hợp không có ai trúng giải thưởng.
Căn cứ khoản 4 Điều 96
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH Luật thương mại
Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.