Người sử dụng lao động có quyền không trả sổ bảo hiểm xã hội do người lao động chưa bồi hoàn chi phí đào tạo hay không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Không trả sổ bảo hiểm xã hội do chưa bồi hoàn chi phí đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của
Có thể nói, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động hay không sẽ căn cứ vào nội dung được quy định trong hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Nếu như trong hợp đồng đào tạo nghề được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường mà không có quy định về việc bị sa thải sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo thì việc doanh nghiệp yêu cầu người lao động bồi thường là không có căn cứ và không có cơ sở. Nếu như hợp đồng lao động đào tạo người lao động ký với người sử dụng lao động có thỏa thuận rõ ràng về việc sa thải sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo thì việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động bồi thường là có căn cứ, và trong trường hợp này thì người lao động sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Như vậy có thể nói, người lao động sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Nếu chưa bồi hoàn chi phí đào tạo thì người sử dụng lao động có được phép không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu quy định của pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ theo quy định Điều 48 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó thì, trong khoảng thời gian 14 ngày làm việc được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì hai bên sẽ phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp sau đây thì có thể kéo dài tuy nhiên không được quá 30 ngày trên thực tế, cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động có những thay đổi về cơ cấu hoặc công nghệ hoặc vì lý do kinh tế khác;
– Chia tách hoặc hợp nhất hoặc sáp nhập, bán hoặc cho thuê hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hợp tác xã;
– Xuất hiện thiên tai hoặc hỏa hoạn hoặc các dịch bệnh nguy hiểm trên thực tế.
Bên cạnh đó, có thể nói, tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các bên sẽ được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm như sau:
– Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, cùng với đó là trả lại các loại giấy tờ khác cho người lao động nếu người sử dụng lao động đang giữ những loại giấy tờ đó, trong đó có sổ bảo hiểm xã hội;
– Cung cấp bản sao của các tài liệu có liên quan trong quá trình làm việc của người lao động tại công ty nếu người lao động có yêu cầu, chi phí sao kê tài liệu sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
Như vậy có thể nói, khi người lao động nghỉ việc tại công ty thì công ty sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, sau đó trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử lý trên thực tế. Hay nói cách khác, ngay cả khi người lao động rơi vào trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo như phân tích nêu trên nhưng chưa bồi hoàn, thì người sử dụng lao động cũng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật, tức là phải có nghĩa vụ hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2. Mức xử phạt đối với công ty khi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với công ty khi có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng người lao động vào làm tại công ty, người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực trên thực tế;
– Người sử dụng lao động không lập danh sách người lao động vật không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ theo đúng thời hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động;
– Không giới thiệu người lao động thuộc những đối tượng căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn vệ sinh lao động để họ đi khám và giám định suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa;
– Không tiến hành hoạt động trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 21 của luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Cần lưu ý, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy, nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, tuy nhiên tối đa không quá 150.000.000 đồng.
3. Hướng xử lý của người lao động khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội:
Nếu như công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động mặc dù người lao động đã nhiều lần yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật thì người lao động đó hoàn toàn có quyền khiếu nại căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Trong trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của người sử dụng lao động thì căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến chánh thanh tra của Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để có thể được giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã quá thời hạn giải quyết thiếu lại mà vẫn không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định số 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.