Từ xưa đến nay phận làm con luôn phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu.Tuy nhiên trong cuộc sống thực tế ngày nay có rất nhiều người không đối xử tốt với bố mẹ, hoặc không có trách nhiệm với bố mẹ. Vậy trong trường hợp này thì những người con đó có được hưởng phần thừa kế của cha mẹ không?
Mục lục bài viết
1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 609 về quyền thừa kế như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc, thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục chuyển dịch di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế.
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.
2. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ và con:
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo
3. Người thừa kế theo quy định của pháp luật:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Sau khi mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người để lại thừa kế sẽ được chuyển cho những người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người được hưởng các quyền và phải thi hành các nghĩa vụ đó gọi là người thừa kế. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là người được chỉ định trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ gia đình và người để lại di sản, do vậy người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân.
Trường hợp người thừa kế theo pháp luật là cá nhân theo quy định của pháp luật: Trường hợp người chết không có di chúc định đoạt tài sản của mình, thì di sản được chia theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật quy định những người được hưởng di sản phải là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản. Khi người có tài sản chết, mọi quan hệ pháp luật chấm dứt đối với người đó, nhưng sự kiện chết sẽ làm phát sinh những quan hệ phát luật khác. Kể từ thời điểm mở thừa kế, quan hệ pháp luật thừa kế được phát sinh. Những người thừa kế sẽ tham gia vào quan hệ này với tư cách là chủ thể, cho nên họ phải có năng lực chủ thể pháp luật quy định.
Tuy nhiên có những trường hợp pháp luật quy định khi phân chia di sản nếu người vợ góa đang mang thai, thì phải dành một phần để thai nhi được sinh ra và còn sống sẽ là người thừa kế của người chết và được hưởng phần di sản đó. Như vậy, nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra mà chết ngay thì không được hưởng di sản thừa kế. Người thừa kế theo pháp luật phải có quan hệ gia đình với người để lại di sản, cho nên người thừa kế sinh ra còn sống và đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế thì mặc nhiên được coi là con hoặc là cháu của người đã chết.
Theo khoản 1 Điều 88
4. Người không được quyền hưởng di sản:
Theo Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tại điều 612 về việc người không được hưởng quyền di sản như sau:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo quy định trên những người không được quyền hưởng di sản gồm: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dựu, nhân phẩm của người đó. Người thừa kế bị kết án về Tội giết người ( điều 123
Trường hợp này, người thừa kế đã đối xử tàn nhẫn với người để lại di sản khi người này bị lệ thuộc vào mình.Sự lệ thuộc ở đây có thể là lệ thuộc về kinh tế như sống nương nhờ người thừa kế hoặc lệ thuộc theo quan hệ gia đình như cha, mẹ đối với các con. Người thừa kế có thể bị kết án về các tội xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người để lại di sản. Các tội này được quy định trong
Trường hợp người phạm tội bị kết án về một trong những tội trên, thì không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, không phụ thuộc vào việc có phải chấp hành hình phạt hay không và sau khi bị kết án có thể người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt hoặc đã được xóa án, không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Theo quy định tại các điều 104, 105, 106 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm ông, bà nếu ông bà không còn ai nương tựa, bố mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không còn khả năng lao động và túng thiếu, không có khả năng kinh tế để nuôi sống bản thân. Ngoài ra, pháp luật quy định anh chị em ruột có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Trường hợp cha mẹ đều đã mất hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Như vậy, có thể thấy con không có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ vẫn có quyền hưởng thừa kế bố mẹ để lại trừ một số trường hợp những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dựu, nhân phẩm của người đó sẽ không có quyền được hưởng di sản thừa kế.