Không nộp phạt hoặc nộp phạt muộn vi phạm giao thông có sao không? Quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Quy định về hậu quả pháp lý khi không nộp phạt, nộp phạt muộn vi phạm hành chính.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật một cách toàn diện, làm căn cứ xử lý các hành vi vi phạm giúp cho những người có thẩm quyền thực thi pháp luật một cách hiệu quả. Trong đó hệ thống quy phạm quy định về xử lý hành chính ngày càng hoàn thiện cũng là một trong những nền tảng khiến cho pháp luật được chấp hành nghiêm túc, đời sống an ninh xã hội ổn định. Mặc dù vậy, việc thực thi pháp luật cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành pháp luật, bởi có một vài đối tượng còn chống đối, và thi hành các quyết định xử phạt hành chính không kịp thời để lại nhiều tồn đọng, khó khăn trong xử lý; đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông. Đối với các trường hợp không nộp phạt và nộp phạt muộn vi phạm giao thông.
Mục lục bài viết
1. Quy định về trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về trình tự xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55
Bước 2: Ra
Lưu ý: Nếu trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt (Điều 69
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Bước 2: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản (theo mẫu số 01), trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính).Sau đó giao 01 bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3: Trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính.
Bước 4: Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật. Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình chỉ áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức. Có hai hình thức giải trình đó là giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
+ Giải trình bằng văn bản, trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập
+ Giải trình trực tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập
Bước 6: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, khi xem xét vụ vi phạm để
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp xin gia hạn, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác (Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Bước 7: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Bước 8: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Bước 9: Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
2. Quy định về thi hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định
Căn cứ Điều 73
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trong trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.
Điều 78
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật vi phạm hành chính
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.”
Như vậy, người bị xử phạt hành chính sẽ nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản Kho bạc Nhà nước mà trên quyết định xử phạt hành chính đã ghi rõ với thời hạn là 10 ngày làm việc. Nếu nộp phạt muộn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Vậy, người bị xử phạt có 10 ngày để đi nộp tiền phạt xử phạt vi phạm giao thông. Trong trường hợp qúa hạn nộp phạt giao thông sẽ bị phạt thêm tính dựa trên số ngày nộp phạt muộn.
3. Quy định về hậu quả pháp lý khi không nộp phạt, nộp phạt muộn vi phạm hành chính
3.1. Trường hợp không nộp phạt vi phạm giao thông
Khi vi phạm quy định giao thông đường bộ, tùy vào mức độ mà người vi phạm sẽ bị áp dụng các khung phạt tiền nhất định.Nộp phạt vi phạm là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải chịu khi vi phạm quy định pháp luật (chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự).
Điều 83 VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Do đó, khi bạn từ chối thực hiện theo quyết định xử phạt này thì bạn sẽ bị cưỡng chế thực hiện bằng một trong các biện pháp sau tại chương II
– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
– Khấu trừ tiền từ tài khoản
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
3.2. Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị phạt thêm không?
Điều 78 VBHN 09/VBHN-VPQH quy định:Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 (nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt) và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Do vậy, nộp phạt vi phạm giao thông muộn thì người vi phạm chắc chắn sẽ bị phạt thêm. Với mức phạt là 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp/ngày. Thời gian nộp chậm của người vi phạm càng dài thì số tiền phải nộp càng lớn.