Không ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.
Xử phạt hành vi không ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Khi người đi làm việc nước ngoài không có hợp đồng do tình nguyện thì người đưa đi có bị xử lý như thế nào và người đi cùng có bị xử phạt không? Phạt như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
2. Nội dung tư vấn:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, thì khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phải tiến hành ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng này có thể thuộc vào một trong các hình thức đi làm việc ở nước ngoài như sau:
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
Như vậy, khi người Việt Nam ra nước ngoài để lao động, việc ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là bắt buộc, tùy vào trường hợp thì sẽ có các hình thức ký kết khác nhau.
Nếu đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không ký kết hợp đồng thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp
a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định;
b) Không cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài;
c) Không trực tiếp tuyển chọn lao động.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
b) Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định;
c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định; […]”
Trong trường hợp này, đơn vị đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài có thể bị phạt lên đến 80.000.000 đồng
Đối với người lao động, căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP mà có hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.