Khi tham gia quan hệ lao động thì người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền lợi trong suốt quá trình làm việc, trong đó phải kể đến quyền được khám bệnh định kỳ. Vậy không khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động không?
Cá nhân, tổ chức sau khi xác lập quan hệ lao động thường có những quyền và nghĩa vụ phát sinh và ràng buộc lẫn nhau. Với người lao động ngoài quyền lợi liên quan đến thời giờ làm việc, công việc, cũng như về mức lương hàng tháng.. thì việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên cũng là một trong những quyền lợi của người lao động. Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mục đích để kiểm tra sức khỏe và đánh giá thể trạng của toàn bộ nhân viên liệu có còn phù hợp với vị trí công việc đang đảm nhiệm hay không, điều này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty, doanh nghiệp đối với đội ngũ nhân viên lao động và cũng hỗ trợ phát hiện kịp thời những vấn đề sức khỏe bất thường của nhân viên để họ có thể can thiệp điều trị một cách nhanh chóng đảm bảo chất lượng công việc cũng như đời sống của họ.
Hiện nay, những vấn đề liên quan đến tổ chức khám sức khỏe định kỳ được quy định tại Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, theo đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe hàng năm ít nhất một lần cho người lao động; đối với trường hợp đặc biệt đó là người lao động tham gia vào các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền; đối tượng lao động là người khuyết tật người lao động chưa thành niên người lao động cao tuổi được khám sức khỏe thì ít nhất là 6 tháng một lần;
– Khi tiến hành khám sức khỏe hàng năm đối với khoản 1 của Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động thì cá nhân là lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, đối với một số cá nhân tiếp xúc trong môi trường làm việc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp thì sẽ có chế độ riêng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động khi tiến hành tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thì phải được diễn ra trước khi bố trí làm việc hoặc trước khi chuyển sang làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi cá nhân là người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà phục hồi sức khỏe đang trở lại làm việc, trừ một số trường hợp được hội đồng y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động;
– Để đảm bảo được kết quả khám sức khỏe định kỳ của người lao động thì người sử dụng lao động phải lựa chọn và đưa người lao động đến chẩn đoán mắc bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên môn, đủ điều kiện kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ y tế quy định;
– Liên quan đến chế độ khám sức khỏe định kỳ của công nhân viên cả các chi phí liên quan đến hoạt động khám sức khỏe khám phát hiện bệnh nghề nghiệp điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
2. Không khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bị xử phạt?
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không chỉ là nghĩa vụ của người sử dụng lao động mà còn là quyền lợi đã được pháp luật bảo hộ khi cá nhân tham gia vào trong quan hệ lao động. Trong quá trình tham gia lao động nếu người sử dụng lao động trốn tránh hoặc không tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định thì có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi này được quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 21
– Khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động thì mức phạt tiền sẽ từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với việc không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Trong trường hợp nhiều người lao động ảnh hưởng đến quyền lợi được khám sức khỏe định kỳ thì mức phạt đối với người sử dụng lao động sẽ không quá 75 triệu đồng khi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ khám bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tiến hành tổ chức khám sức khỏe định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động lại không muốn tham gia;
– Mức phạt tiền có thể lên tới 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đến quyền này của một người lao động, trong trường hợp người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hơn hoặc sau khi cá nhân này đã bị tai nạn lao động về nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe và đang trở lại làm việc thì mức phạt tiền tối đa sẽ không quá 75 triệu đồng.
3. Người lao động từ chối khám sức khỏe thì có bị công ty xử phạt không?
Khi tham gia vào trong quá trình lao động thì người lao động được ghi nhận những quyền và nghĩa vụ về an toàn vệ sinh lao động. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì người lao động làm việc theo
– Khi tham gia vào lao động được đảm bảo các điều kiện cơ bản để đảm bảo sự công bằng, an toàn vệ sinh lao động; nhận thấy trong quá trình lao động không đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thì sẽ yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm điều chỉnh vấn đề này tại nơi làm việc;
– Trước khi bắt tay vào công việc được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đồng thời hướng dẫn cho người lao động có những các biện pháp phòng chống hoặc đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động;
– Để đảm bảo sức khỏe trong quá trình lao động thì được thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không may xảy ra tình trạng là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ khi gặp phải vấn đề này; được trả các khoản chi phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây nên; nếu nhận thấy sức khỏe của mình bị ảnh hưởng thì có thể tự chủ động đi khám giám định sức khỏe mức suy giảm và khả năng lao động và sẽ được bên người sử dụng lao động trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động bên nghề nghiệp; …
Như vậy, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ không chỉ là quyền lợi của người lao động mà cũng là trách nhiệm của các cá nhân này đối với sức khỏe của mình cũng như khả năng làm việc cho người sử dụng lao động. Liên quan đến nghĩa vụ của người lao động cũng đã được ghi nhận tại trong khoản 2 Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, trong đó có đề cập đến việc chấp hành đúng các nội quy quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi tiến hành giao kết hợp đồng có đề cập đến các nội dung liên quan đến an toàn vệ sinh lao động thì phải tuân thủ.
Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể hành vi từ chối khám sức khỏe của người lao động sẽ bị xử phạt vi phạm nhưng nếu trong trường hợp khi tham gia lao động người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể với nhau có ghi nhận vấn đề người lao động phải tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ đảm bảo an toàn tại nơi làm việc thì người lao động phải thực hiện theo và không được từ chối.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015;