Không góp đủ vốn điều lệ đúng thời hạn có bị xử phạt không? Nếu không góp đúng, góp đủ vốn điều lệ theo cam kết có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi không góp đủ vốn điều lệ?
Việc thành lập doanh nghiệp phải thực hiện và trải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt theo Luật doanh nghiệp 2014 ngày 26 tháng 11 năm 2004. Một trong những vấn đề đáng và cần quan tâm nhất khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đó là về phần vốn góp.
Liên quan tới cả loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lâp. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này được quy định ra sao? Thực hiện như thế nào? Trong trường hợp không có đủ vốn góp như đăng ký và đúng với thời hạn thì có bị xử lý hay không? Bài viết dưới đây của Luật Dương gai sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được tất cả những vướng mắc này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về phần vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn do những người tham gia doanh nghiệp đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng. Đối với những doanh nghiệp có quy định về vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng trong mọi trường hợp không được tự ý giảm vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức tài sản của doanh nghiệp thấp hơn vốn điều lệ thì phần thua lỗ có thể được chuyển cho năm tài chính tiếp theo hoặc giảm vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vốn pháp định đồng thời cũng là vốn điều lệ.
2. Quy định về việc góp vốn
Việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, kim loại quý, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ , bí quyết kỹ thuật hoặc tài sản khác được pháp luật cho phép.
Tài sản góp vốn bằng hiện vật hoặc quyền tài sản được định giá thành tiền. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Việc góp vốn tạo cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tham gia một cách độc lập vào quan hệ pháp luật.
3. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng được Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai quy định. Theo đó, người sử dụng đất được góp phần vốn của mình bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật thì những trường hợp sau hộ gia đình, cá nhân được phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất được quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất thì cũng có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất thì cũng có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức , hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
+ Đối với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng , cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất thì không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Đối với tổ chức kinh tế khi được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì được quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài , tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức , kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê
4. Quy định về thời hạn góp vốn thành lập công ty
Đối với mỗi loại hình công ty thì việc quy định thời gian góp vốn là khác nhau, cũng chính bởi vì loại hình là khác nhau nên việc quy định số vốn khác nhau do đó thời gian góp vốn cũng khác nhau đáng kể.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên: Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì trong thời hạn quy định là chín mươi ngày chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014ngày 26 tháng 11 năm 2004
+ Đối với công ty cổ phần: Đối với loại hình công ty cổ phần thì cũng trong thời gian quy định là chín mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các cổ đông trong công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký. Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014ngày 26 tháng 11 năm 2004
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì cũng trong thời gian chín mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Căn cứ theo khoản 2 Điều 48Luật doanh nghiệp 2014ngày 26 tháng 11 năm 2004
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư,vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.Tức là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập. Căn cứ theo khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp 2014ngày 26 tháng 11 năm 2004
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư của
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
Điều 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 500.000.000 đồng cho loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên của bạn tại thời điểm này khi bạn chưa có đủ số vốn cần thiết. Tuy nhiên, bạn phải góp đủ và đúng loại tài sản mà bạn đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày (tức là 03 tháng).
Trong trường hợp sau 90 ngày mà bạn vẫn không góp đủ số vốn như quy định trong bản đăng ký thì bạn phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng với giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trong trường hợp của bạn thì không có cách nào để hợp lý hoá việc bạn đăng ký vốn điều lệ là 500.000.000 triệu mà sau 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bạn không đủ vốn góp.thì bạn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý được áp dụng căn cứ vào Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp như sau:
Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của
b) Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
đ) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.
Như vậy, để đảm bảo được việc đăng ký kinh doanh cũng như thành lập công ty thì ngoài việc đăng ký vốn góp, làm thủ tục đăng ký thành lập côn ty, doanh nghiệp. Bạn cần phải lưu ý đến thời hạn góp vốn để việc thành lập công ty, doanh nghiệp không bị gián đoạn và không bị xử lý vi phạm không đáng có.
Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý quy định về thời hạn góp vốn của công ty mà Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc.Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin hữu ích về vấn đề mà bạn đang vướng mắc