Thế chấp, tín chấp là gì? Hình thức vay dựa trên tài sản bảo đảm của người khác? Không đứng tên trên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
Hiện nay nhiều cá nhân và tổ chức cần nguồn tài chính để chi tiêu cho gia đình hoặc để phát triển kinh tế tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng xoay xở được những nguồn tài chính này. Nhiều cá nhân, tổ chức để thực hiện được những điều này họ lựa chọn vay dân sự giữa các cá nhân khác hoặc có thể thực hiện vay vốn ngân hàng. Nhiều người đặt ra câu hỏi vay vốn ngân hàng có những hình thức và điều kiện như thế nào, không đứng tên trên sổ đỏ có vay ngân hàng được không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hình thức vay thế chấp:
Trong môi trường kinh doanh của nền tài chính hiện đại, giao dịch bảo đảm được thiết lập trên cơ sở bên cho vay không cần trực tiếp năm giữ tài sản, nghĩa là bên vay vẫn giữ tài sản đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay và tiếp tục sử dụng nó để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Theo quy định tại
Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng một hoặc nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và bảo quản. Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Việc giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tài sản. Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền (bên nhận thế chấp) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.
Do tài sản thế chấp khó chuyển giao và việc bảo quản sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí bên nhận thế chấp không có đủ điều kiện để bảo quản. Ví dụ: Thực phẩm đông lạnh… cho nên bên thế chấp giữ tài sản thế chấp. Trường hợp bên nhận thế chấp xét thấy nếu tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ thì có thể bị bên thế chấp định đoạt trong thời hạn thế chấp, thì các bên có thể thỏa thuận gửi tài sản cho người thứ ba giữ. Trường hợp tài sản thế chấp đang được gửi tại kho hàng của người thứ ba, nếu xác lập thể chấp tài sản đó thì tài sản có thể tiếp tục gửi người thứ ba giữ.
Thời điểm có hiệu lực của
Thông thường khi xét cho vay thế chấp thì ngân hàng nhận thế chấp sẽ định giá giá trị của tài sản thế chấp để xác định giá trị cho vay, thường khoản vay sẽ rơi vào từ 60-80% giá trị của tài sản. Trường hợp những công ty thực hiện vay thế chấp thì ngoài giá trị được vay từ tài sản thế chấp còn có thể được vay tín chấp thêm một khoản tùy thuộc vào ngân hàng cho vay.
– Điều kiện khi vay thế chấp sổ đỏ:
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất còn giá trị sử dụng;
+ Đất không có tranh chấp; quyền sử dụng không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Người sử dụng đất phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính liên quan đến mảnh đất (nếu có) trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.
– Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng;
+ Bước 2: Ngân hàng tiến hành nhận hồ sơ và xác nhận hồ sơ vay vốn đã hợp lệ hay không;
+ Bước 3: Bộ phận thẩm định kiểm tra tiến hành các hoạt động kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản; kiểm tra các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay… Sau khi xác định được giá trị của tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản này.
+ Bước 4: Ngân hàng nhận thế chấp tiến hành duyệt khoản vay, lập ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp, bên thế chấp và bên nhận thế chấp tiến hành thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng và ngân hàng tiến hành giải ngân.
2. Hình thức vay tín chấp:
Bên cạnh hình thức vay thế chấp thì còn có hình thức phổ biến là vay tín chấp. Vay tín chấp được hiểu là một hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ như các hình thức khác mà nó chỉ dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân có nhu cầu vay. Sự uy tín này được đánh giá dựa trên năng lực trả nợ, điểm tín dụng. Mức vay tín chấp thông thường sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức vay thế chấp do việc vay vốn này dựa trên uy tín cá nhân và không có tài sản để đảm bảo nghĩa vụ nên sẽ có nhiều rủi ro hơn các hình thức vay khác.
Đối tượng vay tín chấp thường thấy có thể kể đến các cá nhân, hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo (được ưu tiên về lãi suất), các tổ chức kinh doanh…
Dựa vào sự uy tín để vay tín chấp, trong đó có một yếu tố mà các công ty tài chính hay xét đến khi cho vay thế chấp là nguồn thu nhập của người vay. Điều kiện để các công ty tài chính xét duyệt cho vay tín chấp là xác minh nguồn thu nhập dựa vào bảng lương, các hình thức phổ biến là: Mở thẻ tín dụng (thẻ ghi nợ) tại ngân hàng để tiêu dùng hoặc vay trực tiếp tại ngân hàng. Tài sản dùng để bảo đảm cho việc trả khoản vay là thông qua thang lương, bảng lương của người vay (thường sẽ có xác nhận của đơn vị, tổ chức nơi người đi vay đang làm việc).
3. Hình thức vay dựa trên tài sản bảo đảm của người khác:
Vay vốn còn có thể dựa vào tài sản của người khác, đây cũng là một hình thức của thế chấp, đưa tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án tuy nhiên điểm khác biệt ở đây so với thế chấp là người vay vốn không dùng tài sản của mình mà sẽ dùng tài sản của người khác.
Theo quy định của Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 thì bảo lãnh là một trong những phương pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
“Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Theo đó thì người có quyền sử dụng đất sẽ tiến hành bảo lãnh cho bên đi vay để người này thực hiện việc vay vốn tại ngân hàng. Điều này có nghĩa rằng bên có tài sản cam kết với ngân hàng dùng tài sản của mình để thanh toán cho khoản vay của bên đi vay nếu bên đi vay không trả được khoản nợ vay hoặc trả khoản nợ vay không đầy đủ, đúng hạn.
Những tài sản dùng để bảo đảm có thể là động sản hoặc bất động sản có đăng ký quyền sở hữu như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu hàng hóa, quyền sở hữu cổ phần/phần vốn góp, ô tô, tàu,…
4. Không đứng tên trên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng về quyền sử dụng đất thì hợp đồng về quyền sử dụng đất được quy định như sau:
“Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của
Theo đó thì người có quyền sử dụng đất có quyền định đoạt đối với tài sản của mình, trong đó có quyền bảo lãnh cho người khác để người đó thực hiện việc vay vốn ngân hàng. Trong trường hợp nếu người được bảo lãnh không có khả năng chi trả khoản nợ thì người đứng ra bảo lãnh phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ khoản nợ cho ngân hàng.
Điều kiện để một người có thể vay ngân hàng bằng tài sản của người khác là phải có văn bản ủy quyền của người có tài sản. Trường hợp nếu người có tài sản không ủy quyền thì giao dịch này là vô hiệu do không đáp ứng được điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, qua các phân tích nêu trên có thể thấy, nếu như người muốn vay ngân hàng nhưng không có tài sản thế chấp, không đứng tên trên sổ đỏ vẫn có thể vay ngân hàng qua hình thức tín chấp hoặc bảo lãnh.