Không đăng ký kết hôn, tranh chấp tài sản giải quyết thế nào? Hướng dẫn phân chia tài sản chung khi không có đăng ký kết hôn? Chưa đăng ký kết hôn, muốn chia tài sản chung phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ sống với nhau từ năm 1997, không đăng ký kết hôn. Trong thời gian chung sống, vợ chồng tôi được bố mẹ chồng cho mảnh đất và đứng tên hai vợ chồng tôi. Hiện nay, vợ chồng tôi không muốn chung sống cùng nhau nữa thì mảnh đất này phải được chia như thế nào? Mong Luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 quy định
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cũng theo quy định tại điểm b Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành luật hôn nhân gia đình ( chưa có Nghị quyết mới đồng thời vẫn đang còn hiệu lực pháp luật nên có thể áp dụng).
“b)Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”
Như vậy, trường hợp của bạn kết hôn từ năm 1997 tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn không có giấy đăng ký kết hôn, không thực hiện thủ tục làm đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nên quan hệ hôn nhân này không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo đó việc chia tài sản là mảnh đất của bạn về nguyên tắc nếu là tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; nếu là tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chung sống với nhau, chia tay thì tài sản con cái chia thế nào?
- 2 2. Chia tài sản khi sống với nhau từ khi chưa đủ tuổi kết hôn
- 3 3. Không đăng ký kết hôn chia tài sản là đất đai như thế nào?
- 4 4. Chung sống không có hôn thú chia tài sản chung như thế nào?
- 5 5. Không kết hôn nhưng chung hộ khẩu, chia tay chia tài sản thế nào?
- 6 6. Phân chia tài sản trong trường hợp không đăng ký kết hôn?
- 7 7. Giải quyết tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn
1. Chung sống với nhau, chia tay thì tài sản con cái chia thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp em.
Chúng tôi sống với nhau từ năm 2000 đến nay, có 1 con chung nhưng chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn. Tài sản của chúng tôi gồm 1 căn nhà có giấy tờ mang tên tôi, 1 ôtô, một mảnh đất mua chung với người khác mang tên anh ấy nhưng thực tế đều là tài sản chung. Đến nay chúng tôi không ở được với nhau nữa vậy có phải ra tòa để làm thủ tục xin ly hôn hay không, con, tài sản thì chia như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Anh chị sống với nhau từ năm 2000 đến nay không có đăng ký kết hôn căn cứ theo điểm b, khoản 3 – Nghị quyết 35/2000/QH-10 của Quốc hội, anh chị không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do mâu thuẫn không thể sống chung với nhau được nữa một bên hoặc cả hai anh chị có yêu cầu Tòa án cho ly hôn để giải quyết vấn đề nuôi con và chia tài sản.
Tòa án sẽ áp dụng điểm b, khoản 3 – Nghị quyết 35/2000/NQ-QH của Quốc hội, khoản 1, điều 11
Vấn đề nuôi con, quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp bố mẹ ly hôn, tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai vẫn thuộc về quyền sở hữu của người ấy. Tài sản chung được chia theo nguyên tắc thỏa thuận của các bên, nếu không giải quyết được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (có tính đến công sức của mỗi bên, ưu tiên đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em).
Như vậy những tài sản mang tên chị, tên anh ấy như nhà ở, xe ôtô… chị nói rằng là tài sản chung, nếu anh chị không thỏa thuận chia tài sản được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, anh chị phải chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình.
2. Chia tài sản khi sống với nhau từ khi chưa đủ tuổi kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi lấy chồng năm 1990 khi tôi mới 16 tuổi (tức là chưa đủ tuổi kết hôn) không được đăng kí kết hôn. Chung sống với nhau được 25 năm thì chúng tôi cũng có một chút tài sản. Giờ tôi và chồng chia tay thì vấn đề tài sản có được chia như các cặp vợ chồng khác không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 9: Đăng kí kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Điều 14 giải quyết hậu quả cảu việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kí kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ hợp đồng của nam nữ, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Trong trường hợp của chị chị không nói rõ sau khi đủ tuổi kết hôn tức là từ đủ 17 theo quy định của pháp Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị có đi đăng kí kết hôn hay không.
Ở đây chúng tôi chia 2 trường hợp để thuận tiện cho việc chị xác định rõ hơn:
Nếu như chị đã đi đăng kí theo quy định tại khoản 2 Điều 14 tức là Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Do vậy tài sản của chị và chồng chị trong điều kiện này vẫn được tòa án công nhận là tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân.
Ngược lại chị và chồng chị đến ngày hôm nay vẫn không đi đăng kết hôn thì tòa sẽ chia thành tài sản chung hợp nhất và chia theo quy định của pháp luật. Nên khi đưa ra tòa giải quyết tòa sẽ chia thành tài sản chung hợp nhất và mối quan hệ của anh chị trong khối tài sản này sẽ không được chia giống các cặp vợ chồng có hôn nhân có đăng kí kết hôn.
3. Không đăng ký kết hôn chia tài sản là đất đai như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, cả hai mua được mảnh đất. Trong thời gian xây dựng nhà anh ấy bán lại cho em, chúng em đã ra phòng công chứng sang nhượng quyền sử dụng đất. Đất đứng tên mình em, thời gian chung sống được hơn một năm chúng em sinh một cháu trai thì anh ấy về với vợ cũ. Đến giờ anh ấy đòi chia tài sản nhà đất, như vậy em có phải chia tài sản hay không?
Luật sư tư vấn:
Trong thời gian chung sống với nhau như vợ chồng, anh chị đã đến Phòng công chứng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất hiện tại đứng tên chị. Như vậy, tài sản này được xem là tài sản riêng của chị trong thời gian chung sống với nhau của anh chị.
Căn cứ Điều 16
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Như vậy, đối với tài sản là nhà đất đã được chuyển nhượng cho chị sẽ là tài sản riêng của chị, anh ấy không có quyền yêu cầu chia tài sản. Anh ấy có quyền xác định phần công sức đóng góp của mình trong tài sản trên đất hiện hữu bây giờ và chị có nghĩa vụ thanh toán cho anh ấy một phần giá trị nhất định.
4. Chung sống không có hôn thú chia tài sản chung như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư tư vấn giúp trường hợp hai vợ chồng sống với nhau trước 1986 tại Quy Nhơn không có hôn thú cho đến nay, ngươi vợ đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà và có hộ khẩu nhưng người chồng không nhập khẩu vào hộ khẩu người vợ vì hồ sơ chuyển khẩu thất lạc đã lâu, Cách đây 1 tháng người vợ mất, chồng có giấy CMND cấp năm 1980 (đã quá hạn) ở Kontum. Hiện nay người chồng đã già yếu muốn hoàn tất thủ tục để chuyển nhượng ngôi nhà cho người khác?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“4. “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.”
Theo đó khi xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 3-1-1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì nhà nước công nhân là vợ chồng hợp pháp. Hai vợ chồng trong trường hợp này sống chung với nhau như vợ chồng ừ năm 1986 đến nay chưa đăng ký kết hôn sẽ vẫn được coi là vợ chồng. Mà tài sản xác lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung của vợ và chồng. Căn cứ Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng:
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Theo đó thì người chồng sẽ có quyền sở hữu một nửa giá trị của ngôi nhà. Thêm vào đó, khi người vợ mất, nếu người vợ đó không có cha, mẹ, hay con thì số di sản mà người vợ để lại mặc định sẽ thuộc về người chồng dù không có di chúc. Căn cứ tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, người chồng sẽ có quyền sở hữu đối với ngôi nhà này (nếu không còn ai trong hàng thừa kế ngoài người chồng), người chồng có thể gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp mới hoặc sang tên quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Sau khi làm thủ tục sang tên xong, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, thì người chồng hoàn toàn có thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác theo mong muốn.
Còn đối với việc chứng minh thư của người chồng đã quá hạn thì cần phải xin cấp lại chứng minh thư mới vì trong quá trình làm thủ tục sang tên cũng như chuyển nhượng đều cần phải sử dụng chứng minh thư, thủ tục cụ thể xin cấp chứng minh thư sẽ được quy định tại Nghị định 03/VBHN-BCA về chứng minh thư nhân dân.Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP: “Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại”.
Thủ tục cấp lại Chứng minh thư nhân dân bao gồm các bước:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú.
– Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
– Chụp ảnh.
– In vân tay hai ngón trỏ.
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân.
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp
5. Không kết hôn nhưng chung hộ khẩu, chia tay chia tài sản thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Luật sư! Em muôn hỏi việc chia tài sản sau ly hôn mong luật sư giải đáp giúp em ạ. Bố mẹ em ly hôn có mảnh đất 100m vuông đã xây nhà và gia đình em đang ở. Bố mẹ em kết hôn nhưng chưa đăng ký chỉ có sổ hộ khẩu thôi. 100m vuông này là do bác gái em tặng cho bố em và em trai em sau này thờ cúng ông bà (còn giấy chuyển nhượng ghi rõ tặng thờ cúng trên huyện vẫn giữ). Hiện sổ đỏ đứng tên bố em và quyền sử dụng ghi tên cả bố và mẹ. Vậy khi chia tài sản mẹ em (người đưa đơn) có được chia đôi đất hay không? Còn nhà và xe cộ thì chia như thế nào ạ? Mong luật sư giải đáp sớm giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khi bố mẹ bạn kết hôn mà không có đăng ký kết hôn nên tính đến nay, pháp luật không công nhận việc bố mẹ bạn là vợ chồng hợp pháp, do đó, các vấn đề tài sản chung sẽ do các bên tự thỏa thuận, tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Điều 63 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo bạn trình bày, sổ đỏ đứng tên bố em và quyền sử dụng ghi tên cả bố, mẹ. Thông tin này chưa rõ ràng để xác định mảnh đất này là tài sản chung của bố mẹ bạn hay tài sản riêng của bố bạn nên tùy trường hợp mảnh đất được chia như sau:
– Mảnh đất là tài sản riêng của bố bạn thì khi bố mẹ bạn không chung sống với nhau nữa mẹ bạn không được chia.
– Mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Trong trường hợp này việc chia mảnh đất sẽ căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên bố, mẹ bạn trong việc tạo lập nên tài sản này. Cụ thể, điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Như vậy, đối với mảnh đất và căn nhà, khi ly hôn, tùy vào công sức đóng góp của vợ và chồng thì người mẹ của bạn sẽ được nhận phần tài sản tương đương với phần quyền sở hữu, vốn, công sức ban đầu bỏ vào và công sức trong quá trình xây dựng tài sản chung là căn nhà và mảnh đất đó.
Còn về chiếc xe, căn cứ vào giấy đăng ký thì ai là người đứng tên trên các giấy tờ xe thì người đó là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe. Do vậy, nếu chiếc xe được đăng ký tên mẹ bạn thì mẹ được xác định là chủ sở hữu của chiếc xe. Mẹ bạn sẽ được nhận tài sản chia là chiếc xe vì nó được xác định là tài sản riêng.
6. Phân chia tài sản trong trường hợp không đăng ký kết hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Chúng em tổ chức đám cưới ở quê, chưa đăng kí kết hôn mà vợ em chủ động li hôn thì sau khi ly hôn việc phân chia tài sản như thế nào? Tài sản chung như sau: 01 đôi bông tai vang 24k sl 01 chỉ, Dây chuyền vàng 23k sl 3 chỉ, lắc đeo tay sl 1 chỉ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Kết hôn theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp này, hai bạn không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới. Cho nên về mặt pháp luật hai bạn không được công nhận là vợ chồng. Do vậy cũng không giải quyết về ly hôn và chia tài sản cho hai bạn. Nếu hai bạn có tranh chấp về tài sản, một trong hai bạn có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu phân chia tài sản chung của hai bạn.
Sở hữu của hai bạn được xác định là sở hữu chung theo phần theo Điều 209 Bộ luật dân sự 2015:
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chia tài sản thuộc sở hữu chung theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015:
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Do vậy, với khối tài sản trên, bạn có bao nhiêu phần trong khối tài sản này thì được lấy lại bấy nhiêu phần trong khối tài sản chung đó.
7. Giải quyết tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho tôi hỏi tôi và chồng tôi. Cưới nhau 2000 có làm lễ chứng nhận 2 bên gia đình nhưng chồng tôi không làm giấy hôn thú, mọi tài sản đều đứng tên. Chồng tôi có quan hệ bên ngoài. Và thường xuyên đánh đập mẹ con tôi. Con gái tôi năm nay 16 tuổi, mẹ con tôi giờ không chịu đựng được sự hành hạ. Nên muốn đơn phương ly hôn. Vậy cho tôi hỏi sẽ làm như thế nào và có được chia tài sản không? Trong khi giấy tờ đều do chồng tôi đứng tên?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định pháp luật, việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gai đình 2014 thì không có giá trị pháp lý. Theo như bạn trình bày, vợ chồng bạn không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân chưa được xác lập, đây là hành vi chung sống với nhau như vợ chồng.
Việc hai bạn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 mà chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của 02 bạn và nếu có tranh chấp hay yêu cầu giải quyết thì được giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn không phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người bạn đang chung sống cùng.
Luật sư tư vấn chia tài sản khi chung sống với nhau như vợ chồng:1900.6568
Nếu trong quá trình chung sống với nhau như vợ chồng, hai bạn có con chung hoặc tài sản chung mà không tự thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Về vấn đề tài sản: Tài sản nào là tài sản riêng thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó (tài sản có được trước khi chung sống với nhau như vợ chồng), tài sản chung thì chia đôi cho vợ và chồng (tài sản phát sinh trong thời kỳ chung sống với nhau như vợ chồng).
Theo như bạn trình bày, toàn bộ tài sản đều đứng tên người chồng, nếu bạn có căn cứ chứng minh tài sản này có được trong thời kỳ chung sống với nhau như vợ chồng thì sẽ chia đôi cho cả hai người, khi phân chia phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn và con bạn.