Mỗi ngày đều xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, nhiều nạn nhân đã được cứu sống kịp thời, nhưng có những người phải đối mặt với cái chết vì không được giúp đỡ. Vậy hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị coi là hành vi trái pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Hành vi phá hoại cầu đường, hành vi phá hoại bến phà đường bộ và các đèn tín hiệu giao thông, các cọc tiêu được cắm trên đường giao thông, các loại gương và giải phân cách, phá hoại hệ thống thoát nước và các công trình thiết bị thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ;
– Có hành vi đào khoan, hoặc xẻ đường trái quy định của pháp luật, có hành vi để chướng ngại vật trái phép trong làn đường giao thông, rải các vật nhọn hoặc đồ chất trơn trên đường bộ, để trái phép các vật liệu và phế thải hoặc rác thải ra lòng đường, mở đường trái quy định của pháp luật hoặc có hành vi đấu nối trái phép con đường tự mở vào đường chính;
– Lẫn chiếm hoặc sử dụng trái phép đất an toàn giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ, có hành vi tự ý mở nắp và tháo dỡ hoặc di chuyển trái phép cống thoát nước và làm sai lệch công trình đường bộ;
– Sử dụng lòng lề đường và hè phố trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi đưa xe cơ giới và các loại xe chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia lưu thông trên đường bộ;
– Tự ý thay đổi linh kiện và phụ kiện của các loại xe để tạm thời đặt tiêu chuẩn kĩ thuật trong quá trình đi kiểm định tại cơ quan có thẩm quyền;
– Đua xe hoặc cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe và đánh võng trái quy định của pháp luật;
– Điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng có hơi thở của nồng độ cồn, hoặc điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Điều khiển các loại xe vượt quá tốc độ theo quy định của pháp luật, bấm còi liên tục trong khoảng thời gian từ 22.00 đêm hôm trước đến 05.00 sáng hôm sau tại các khu đông dân cư và có sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị;
– Vận chuyển hàng cấm lưu thông hoặc vận chuyển trái phép động vật hoang dã, kinh doanh vận tải xe ô tô không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với nạn nhân;
– Cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có đầy đủ điều kiện để cứu giúp;
– Xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe hoặc tài sản của người bị nạn và người gây ra tai nạn … và một số hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
2. Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các chủ thể khi có hành vi chở người trên xe đạp hoặc xe đạp máy có sử dụng ô, dù, gây nguy hiểm trong quá trình đi lại và lưu thông.
Thứ hai, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân khi có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
– Tập trung đông người trái quy định của pháp luật, có hành vi nằm hoặc ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông trong quá trình lưu thông;
– Đá bóng hoặc đá cầu, chơi các môn thể thao trái phép trên đường bộ, sử dụng bàn trượt hoặc các thiết bị tương tự trên phần đường dành cho xe chạy trong quá trình lưu thông;
– Người được chở trên phương tiện được xác định là xe mô tô hoặc xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có sử dụng ô, dù trong quá trình lưu thông trên đường bộ;
– Người được chở trên xe đạp hoặc xe đạp máy kéo hoặc đẩy xe khác, đẩy vật khác, mang vác các vật cồng kềnh khó khăn trong quá trình đi lại.
Thứ ba, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là cá nhân chở trên xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.
Thứ tư, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức có hành vi để vật che khuất biển báo và che khuất đèn tín hiệu giao thông.
Thứ năm, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi trên xe ô tô không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.
Thứ sáu, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người lái xe mô tô hoặc xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, kéo hoặc đầy các phương tiện khác, các vật khác và dẫn dắt súc vật, mang bác các đồ vật cồng kềnh … hoặc ngồi lên tay lái trái quy định của pháp luật.
Thứ bảy, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
– Không cứu giúp người khác khi bị tai nạn giao thông trong trường hợp có yêu cầu và đủ điều kiện để cứu giúp;
– Ném gạch đá hoặc đất cát hoặc các vật thể khác và phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, trong trường hợp hành vi không cứu người gặp tai nạn giao thông khi có yêu cầu mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông:
Hành vi không cứu giúp người khác khi bị tai nạn giao thông hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng căn cứ theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi khách quan được quy định là hành vi (không hành động) không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được hiểu là người mà tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không được cứu giúp kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể do tai nạn bất ngờ (bị thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong khi đi săn bắn … đòi hỏi phải được cấp cứu) hoặc có thể do những rủi ro khác như người không biết bơi bị ngã xuống sông, hồ, ao hoặc có thể do bị bệnh nhất định đòi hỏi phải được cấp cứu … Sự nguy hiểm đến tính mạng có thể do bên ngoài đưa lại hoặc có thể do chính bản thân người đang trong tình trạng nguy hiểm đó tự gây ra. Do hành vi dưới dạng không hành động nên đòi hỏi người phạm tội là người có đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân người cứu giúp cũng như cho người khác. Khả năng của bản thân cũng như những điều kiện bên ngoài khác hoàn toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng người phạm tội đã không cứu giúp, không thực hiện việc làm mà pháp luật cũng như đạo đức đều đòi hỏi họ phải làm.
Điều luật này quy định 03 khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cảnh cáo phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm được quy định cho trường hợp hành vi phạm tốt làm 02 người chết trở lên. khung hình phạt bổ sung được quy định có thể áp dụng là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 5 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.