Không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu của người thi hành công vụ. Hành vi chống người thi hành công vụ.
Không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu của người thi hành công vụ. Hành vi chống người thi hành công vụ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin giúp em vấn đề này với 1 người nhậu say đi về, công an bắt lại đo nông độ cồn và bị bắt xe, tức quá nên đạp đỗ xe của mình trong khi đó rút điện thoại ra thu âm lại nhưng chưa kịp thu âm thì công an giao thông thu điện thoại và bắt giam khi thả ra thì 2 ngày sau nó kêu lên trả điện thoại và phạt hành chính 1,5 triệu. Nhưng cũng không trả điện thoại và hẹn 2 ngày nữa lên trả, khi lên thì nó giam lại tại trại tạm giam 2 tháng sau đó ra tòa xử lý cho em hỏi thử nếu bị trường hợp đó có đúng hay sai. Nghe đâu bị truy tố kêu 2 tháng sau ra tòa bị đi tù từ 6 tháng – 3 năm, có đúng không và cho em xin được biết làm sao để cho người bị luật đó ra sớm.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao."
Theo Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
"Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo thông tin mà bạn trình bày và theo quy định của pháp luật thì người thi hành công vụ và hành vi chống người thi hành công vụ cụ thể được quy định tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP. Theo đó, người nào thực hiện những hành vi trên có thể bị khởi tố hình sự về tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257 Bộ luật hình sự 1999. Ngoài ra, để khởi tố hình sự về tội chống người thi hành công vụ cần phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm sau:
– Mặt khách quan:
+ Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như: Dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung, uy hiếp tinh thần người thi hành công cụ,…nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác như: Lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Ngoài ra, có hành vi không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
– Mặt chủ thể: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Vì bạn không nêu rõ trường hợp của mình cụ thể như thế nào nên bạn có thể tham khảo quy định trên để đối chiếu với trường hợp của mình.