Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) có hiệu lực pháp luật đã có nhiều quy định về việc bảo vệ người dưới 18 tuổi bởi người dưới 18 tuổi là nhóm đối tượng chưa đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và là nhóm tuổi dễ dàng bị tổn thương nhất. Vậy, việc pháp luật quy định không áp dụng hình phạt bổ sung với người dưới 18 tuổi là đúng hay sai?
Mục lục bài viết
1. Không áp dụng hình phạt bổ sung với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Hiện nay, pháp luật quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi nhóm người dưới 18 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, chưa làm chủ được hành vi của mình,… và hình phạt bổ sung lại là hình phạt bổ sung cho hình phạt chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 91
– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giúp đỡ, giáo dục họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, căn cứ vào khả năng nhận thức của họ về nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm, về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
– Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây và tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 của
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 141 Tội hiếp dâm, Điều 171 Tội cướp giật tài sản, Điều 248 Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 249 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Điều 250 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 251 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Điều 252 Tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự năm 2015;
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015, ngoại trừ tội phạm quy định tại các điều 123 Tội giết người, Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 141 Tội hiếp dâm, Điều 142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 150 Tội mua bán người, Điều 151 Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Điều 168 Tội cướp tài sản, Điều 171 Tội cướp giật tài sản, Điều 248 Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 249 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Điều 250 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 251 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Điều 252 Tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự năm 2015;
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
– Khi xét xử,
– Không xử phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm.
–
Tòa án xem xét đối với các trường hợp xử phạt tù có thời hạn cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Pháp luật không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Như vậy, theo quy định nêu trên pháp luật quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Tại sao không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Căn cứ theo những phân tích nêu trên tại mục 1 về các nguyên tắc trong việc áp dụng trong việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, việc pháp luật quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi:
Thứ nhất, theo quy định pháp luật thì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào khả năng, độ tuổi nhận thức của họ về nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Theo nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhóm người chưa thành niên là nhóm đối tượng cần có sự che chở và sự quan tâm nhiều từ gia đình, xã hội nhằm giúp nhóm đối tượng này hoàn toàn có thể trưởng thành về mặt thể chất và nhận thức về xã hội.
Dưới góc độ tâm lý học và xét dưới góc độ sinh học thì nhóm người chưa thành niên chính là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn có những bước thay đổi đáng kể về nhận thức về xã hội và về thể chất, tâm lý muốn được làm người lớn, muốn được gia đình, bạn bè, xã hội công nhận, tâm lý lứa tuổi “chuyển tiếp” này có tác động rất lớn đến hành vi của nhóm đối tượng này. Thực tế, tại nhiều gia đình, nhiều trẻ bị coi thường, đánh mắng, xúc phạm và thậm chí bỏ rơi, còn đối với một số gia đình khá giả do quá cưng chiều con, con cái bỏ học, đua đòi theo bạn xấu mà cha mẹ cũng không biết,… Đó là những nguy cơ tiềm ẩn cho tình trạng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Do vậy, nhóm đối tượng người chưa thành niên rất dễ phạm vào các tội phạm như cố ý gây thương tích, giết người, các tội phạm liên quan đến tình dục như hiếp dâm, trộm cắp tài sản,… và hiện số vụ phạm tội và số người phạm tội do người chưa thành niên phạm tội thực hiện đang ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Bộ Công an cho thấy trong giai đoạn 2018 – 2020, cả nước đã ghi nhận 10.786 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.583 đối tượng có liên quan, theo thống kê thì nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95%. Riêng năm 2020, đã ra 4.262 vụ, với hơn 6.500 đối tượng phạm pháp, tính đến năm 2021, năm 2022 số vụ người chưa thành niên đang nhanh và liên tục qua các năm. Đây cũng là một trong các nguyên nhân mà trong Bộ luật Hình sự năm 2015, nhà làm luật đã đầu tư khá nhiều công sức, tâm huyết về chế định này.
Thứ hai, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Do vậy, việc pháp luật quy định xử lý trách nhiệm đối với người phạm tội chưa thành niên không phải là nhằm mục đích răn đe, trừng phạt mà là nhằm mục đích giáo dục, giúp người dưới 18 tuổi có thể nhận thức được những sai lầm bởi hành vi mà nhóm đối tượng này gây ra, tiến hành sửa sai và có thể trở thành công dân có ích cho gia đình, xã hội.
Thứ ba, trong các vụ án hình sự nói chung thì các yếu tố về độ tuổi, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm luôn được chú ý. Tuy nhiên, quý bạn đọc cũng cần lưu ý rằng đối với nhóm tội phạm là người chưa thành niên thì những yếu tố nêu trên đã trở thành nguyên tắc bắt buộc phải có sự ưu tiên và sự quan tâm một cách đúng mức vì những hoàn cảnh, những điều kiện,… có sự ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phạm tội của nhóm đối tượng này.
Như vậy, nhằm đảm đảm được tính khách quan cũng như đạt được mục đích giáo dục, các cơ quan tố tụng đặc biệt là Tòa án trong quá trình đưa ra quyết định hình phạt thì pháp luật đã quy định bắt buộc phải xem xét thật kỹ những yếu tố về độ tuổi, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
3. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Kể từ khi
(i) Phạt tiền
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình thức phạt tiền theo quy định sẽ được áp dụng là hình phạt chính, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Cần lưu ý rằng, mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định sẽ không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
(ii) Cảnh cáo
(iii) Cải tạo không giam giữ
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thì theo quy định pháp luật thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng.
Đối với thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì cần lưu ý rằng sẽ không khấu trừ thu nhập của người đó.
(iv) Tù có thời hạn
Theo quy định pháp luật thì mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định cụ thể như sau:
i) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, trong trường hợp mà điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
Đối với các trường hợp là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
ii) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, trong trường hợp mà điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;
Đối với các trường hợp là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021)