Biên khả năng thanh toán tối thiểu? Quy định về khôi phục khả năng thanh toán?
Trên thực tế, bởi vì đối tượng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự rủi ro, là sự không chắc chắn, nên thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thực hiện các cam kết chi trả về tài chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm cho các tổn thất khi các chủ thể là người được bảo hiểm gặp rủi ro trên thực tế. Chính vì thế mà năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được khả năng chi trả cho những người đã tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do đó, nhằm mục đích để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm thì pháp luật cần có các quy định cụ thể về quản lý, giám sát để đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về khôi phục khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010.
–
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:
1.1. Khái quát về biên khả năng thanh toán tối thiểu:
Pháp luật nước ta quy định, trong quá trình các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh, ngoài việc tăng doanh thu chiếm lĩnh thị phần thì các doanh nghiệp bảo hiểm còn cần phải có trách nhiệm duy trì và cam kết khả năng thanh toán của mình đối với bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên thực tế thì khả năng thanh toán không chỉ là yếu tố quan trọng được quan tâm nhằm để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mà khả năng thanh toán còn là một trong số những căn cứ quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các cam kết tài chính, đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể là người tham gia bảo hiểm. Hiện nay, việc giám sát khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam đa phần sẽ đều dựa vào biên khả năng thanh toán.
Pháp luật nước ta quy định các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định tại Điều 64
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 78
1.2. Quy định về biên khả năng thanh toán tối thiểu:
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì biên khả năng thanh toán tối thiểu của từng loại doanh nghiệp bảo hiểm là khác nhau:
– Đối với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán cụ thể sau đây:
+ Đối với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của kết quả tính toán: 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
+ Đối với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của kết quả tính toán: 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
– Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe như sau:
+ Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
+ Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
+ Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe được quy định như sau:
Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro
– Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:
+ Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
+ Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
Ta nhận thấy, biên khả năng thanh toán tối thiểu cho biết doanh nghiệp bảo hiểm đó có đủ quỹ được trích lập theo quy định để sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro, sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu càng cao thì sẽ có biên khả năng thanh toán tối thiểu càng lớn, nghĩa vụ sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro tổn thất xảy ra càng nhiều.
2. Quy định về khôi phục khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được hiểu là năng lực về tài chính mà các doanh nghiệp đó có được nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Một doanh nghiệp khi có khả năng thanh toán cao thì doanh nghiệp đó sẽ được đánh giá là có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tại Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi của Chính Phủ đã đưa ra quy định cụ thể về khôi phục khả năng thanh toán với nội dung như sau:
Ngay cả khi các doanh nghiệp bảo hiểm đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó lại không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán và phải chịu sự giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính.
Khi các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm đó sẽ cần phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm đó.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp cụ thể như sau:
– Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu.
– Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động.
– Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp.
– Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
– Các biện pháp khác.
Cần lưu ý trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm đó sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể:
“Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận;
b)
c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;
h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.”
Cần lưu ý trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán đối với các doanh nghiệp đó mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thước đo mà chính bản thân các doanh nghiệp đó hay các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính của tổ chức đó. Việc khôi phục khả năng thanh toán sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia bảo hiểm cũng như bảo đảm quá trình thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm.