Tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp của tôi như vậy thì có thể kiện tiếp tục hành vi lừa đảo của Tên Dũng ra cơ quan công an Quận được nữa hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, sự việc là tôi đã bị lừa số tiền 224.700.000 đồng (người lừa tôi tên Dũng) vào tháng 4/2015. Tôi đã làm đơn tố cáo gửi lên công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Công an phường đã xác minh và chuẩn bị hồ sơ gửi lên Quận thì mẹ của kẻ lừa tiền tôi( bà Anh) đã viết giấy cam kết thay mặt trả số nợ đó cho tôi trong vòng 3 tháng (từ 20/4/2015 đến 20/7/2015), nên tôi đã rút đơn kiện về. Khi rút đơn kiện công an phường đã buộc tôi viết 1 tờ giấy cam kết là sau này không được khởi kiện lại vụ án lừa đảo của tên Dũng nữa. Hiện tại đã hết thời gian 3 tháng nhưng bà Anh không chịu trả tiền, tôi đã lên phường hỏi lại nhưng được hướng dẫn đưa đơn ra tòa để khởi kiện án dân sự đối với bà Anh. Tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp của tôi như vậy thì có thể kiện tiếp tục hành vi lừa đảo của Tên Dũng ra cơ quan công an Quận được nữa hay không, đồng thời có thể đưa đơn tại tòa án về việc bà Anh không chịu trả nợ cho tôi được không, và mức án của 2 người đó sẽ như thế nào? Mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Về việc tố giác người lừa tiền bạn với cơ quan công an
Việc người vay tiền lừa bạn số tiền 224.700.000, họ có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự (Bộ luật hình sự) hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Khi phát hiện ra dấu hiệu tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS) quy định công dân có quyền tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Nếu xác minh có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, đối với những vụ án về một số tội phạm nhất định cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại, Điều 105 BLTTHS quy định:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Như vậy, nếu người lừa tiền bạn có dấu hiệu tội theo Điều 139 hoặc Điều 140 nghĩa là không thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì bạn vẫn có quyền tố giác tội phạm này với cơ quan công an để cơ quan công an điều tra, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu phạm tội, người vay tiền có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự) hoặc từ bảy năm đến 15 năm (khoản 3 Điều 140 Bộ luật hình sự).
>>> Luật sư
2. Về việc đòi lại khoản nợ
Việc mẹ của người vay tiền cam kết trả hết nợ cho bạn trong thời gian từ 20/4/2015 đến 20/7/2015 là mẹ người vay tiền đã bảo lãnh cho người vay tiền. Đến nay đã hết thì hạn ba tháng mà mẹ người vay tiền vẫn chưa trả hết tiền cho bạn là đã vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mẹ người vay tiền cư trú để được giải quyết. Việc khởi kiện được thực hiện thông qua đơn khởi kiện có các nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Kèm theo đơn khởi kiện là giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn (bản cam kết của mẹ người vay tiền, hợp đồng vay tiền,