Khởi kiện đòi tài sản khi đã thanh toán nợ. Đã thanh toán nợ nhưng bị khởi kiện chưa thanh toán giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mượn của một người số tiền 10 triệu đồng. Hình thức mượn trả góp mỗi ngày 200 ngàn trả trong 60 ngày. Khi mượn có viết giấy tay là có mượn tiền và ký tên. Khi tôi góp trả đủ 60 ngày nhưng người đó nói
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011;
2. Luật sư tư vấn:
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Trước tiên, xác định giao dịch giữa hai bên là giao dịch vay tài sản, trả lãi và gốc theo ngày (60 ngày). Khi thanh toán bạn phải có căn cứ chứng minh bạn đã thanh toán theo đúng thời hạn, có căn cứ là biên nhận tiền thì mới bảo vệ được quyền và lợi ích của cá nhân bạn. Bạn có thể dựa vào các căn cứ có thể xác lập:
+ Giấy vay mượn
+ Người làm chứng bạn đã thanh toán
+ Giấy tờ khác chứng minh bạn đã thanh toán cho bên cho vay…
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 và Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
“+ Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
+ Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
– Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định nêu trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Theo đó, sau hai năm thì bên cho vay có căn cứ bạn chưa thanh toán vẫn có quyền nếu tính từ thời điểm phát hiện quyền lợi bị xâm phạm. Về phía bên bạn, bạn phải chứng minh được bạn đã thanh toán khoản nợ với bên cho vay khi giải quyết tại Tòa án.