Khởi kiện đòi lại đất khi chị đã bán cho em trai. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Khởi kiện đòi lại đất khi chị đã bán cho em trai. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Năm 2007 tôi có mua một miếng đất của chị gái mình. Miếng đất 45 m2, có giấy tờ chuyển nhượng đầy đủ. Nhưng do hồi đó ở nơi tôi mua đất 45 m2 không được tách sổ đỏ nên tôi không tách cũng chỉ nghĩ mua ở tạm. Nhưng cho đến bây giờ, năm 2016 nơi tôi mua đất đã lên thành phố và có thể tách sổ đỏ miếng đất 45 m2 đó. Nhưng người chị của tôi nhất quyết không chịu tách và nói rằng: "tao chỉ cho mày ở đến lúc chết, khi nào mày chết tao lấy lại". Tôi có đầy đủ giấy tờ bán đất, chị gái tôi và con gái chị ấy đã kí. Vậy tại sao không tách sổ đỏ đất cho tôi. Tôi mong luật sư trả lời tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn chưa nói rõ đất chuyển nhượng là tài sản riêng của chị gái bạn hay tài sản chung của anh chị bạn. Nếu là tài sản riêng của chị gái bạn thì chị gái bạn có quyền định đoạt tài sản. Nếu là tài sản chung của anh chị bạn thì phải được sự đồng ý của hai vợ chồng, nếu chồng đã mất phải được sự đồng ý của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005: "a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Năm 2007, bạn có giấy tờ chuyển nhượng đầy đủ tuy nhiên hợp đồng chuyển nhượng phải tuân thủ quy định tại Điều 689 Bộ luật dân sự 2005 về hình thức chuyển quyền sử dụng đất như sau:
"1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này."
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực thì không tuân thủ về mặt hình thức của hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, nay hai bên đang tranh chấp, căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dẫn xã hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để giải quyết tranh chấp đất đai. Giấy tờ mua bán của bạn sẽ là chứng cứ chứng minh việc mua bán giữa hai bên.