Khoảng cách an toàn từ các dự án sản xuất tới khu dân cư được xác định thế nào? Khoảng cách từ nhà máy sản xuất gạch tới khu dân cư? Có được mở nhà xưởng trong khu dân cư không?
Hiện nay do nhu cầu về sản xuất và kinh doanh các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều. trong quá trình sản xuất thì sẽ có những khói bụi và chất thải khác nhau, có thể gây ảnh hưởng tới những khu dân cư xung quanh đó, để hạn chế vấn đề này thì pháp luật đã có quy định về Khoảng cách tối thiểu từ nhà máy sản xuất tới khu dân cư và cụ thể trong trường hợp Khoảng cách tối thiểu từ nhà máy sản xuất gạch tới khu dân cư? được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Xây dựng 2020
Luật bảo vệ môi trường 2020
Dịch vụ Luật sư
1. Khoảng cách an toàn từ các dự án sản xuất tới khu dân cư được xác định thế nào?
Luật Xây dựng 2020 quy định: UBND cấp xã lập Quy hoạch xây dựng nông thôn (Điều 29); UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn (Điều 34). Tại Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch nông thôn quy định:
1. Quy hoạch nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.
2. Quy hoạch nông thôn gồm các loại quy hoạch sau đây
a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;
b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn
Theo đó, khoảng cách đến khu dân cư từ dự án xây dựng xưởng sơ chế và bảo quản nông sản và dự án xây dựng trang trại nuôi lợn hữu cơ phải nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng đất, khoảng cách an toàn từ khu công nghiệp đến khu dân cư (tùy theo mức độ độc hại của loại hình công nghiệp và công nghệ sử dụng) được xác định tại Đồ án Quy hoạch đô thị hoặc Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở tuân thủ Luật Xây dựng; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Đất đai; Luật Quy hoạch và các văn bản pháp luật có liên quan.
căn cứ dựa trên các thông tin đã phân tích như trên thì đối với dự án xây dựng khu thương mại dịch vụ tổng hợp (gần cụm công nghiệp đang hoạt động) phải phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khoảng cách tối thiểu từ nhà máy sản xuất gạch tới khu dân cư?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Ở gần nhà tôi chuẩn bị xây dựng môt nhà máy gạch. Luật sư cho tôi hỏi khoảng cách nhà máy gạch cần phải cách khu dân cư là bao xa? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn là nhà máy sản xuất gạch và không thuộc khu chế xuất hoặc khu công nghiệp và có phát thải các yếu tố độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người thì nhà máy sản xuất gạch của bạn phải bảo đảm điều kiện theo điểm 4.5 khoản 4 Mục II Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT như sau:
“Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
– Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng trên 150.000 tấn/năm.
– Sản xuất vôi manhêzit, dolomit và samot có dùng lò quay hoặc các kiểu lò khác trừ lò thủ công.
Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
– Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng dưới 150.000 tấn/năm.
– Sản xuất thạch cao.
– Sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi).
– Sản xuất xi măng địa phương sản lượng dưới 5000 tấn/năm.
– Sản xuất vôi, manhêzit, dolomit dùng các lò thủ công.
– Sản xuất bê tông, atfan.
– Sản xuất bông kính và bông xỉ.
– Sản xuất giấy dầu.
Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
– Sản xuất fibroximăng và tấm đá lợp.
– Sản xuất đá nhân tạo và các sản phẩm bê tông.
– Đúc đá.
– Sản xuất các sản phẩm keramic và các sản phẩm chịu lửa.
– Sản xuất kính.
– Sản xuất vật liệu xây dựng bằng các phế liệu của nhà máy nhiệt điện.
– Sản xuất các sản phẩm sành sứ.
– Sản xuất các sản phẩm thạch cao.
– Sản xuất cả sản phẩm bằng đất sét
– Sản xuất đá không dùng phương pháp nổ và gia công đá thiên nhiên.”
Như thế, với trường hợp có nhà máy sản xuất gạch được xây dựng thì phải xây dựng cách khu dân cư ít nhất 100m mới đảm bảo an toàn vệ sinh cho khu dân cư.
3. Có được mở nhà xưởng trong khu dân cư không?
Đối với Việc mở xưởng gỗ trong khu dân cư không thuộc những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và những đặc biệt cần lưu ý những hoạt động của xưởng gỗ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật như sau:
– Thứ nhất đó là Không gây ồn: Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h). Như vậy, trong trường hợp nếu việc sản xuất, kinh doanh xưởng gỗ của quý khách gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép thì là hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn.
Đối với các Hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Thứ hai đó là Không được gây ô nhiễm nguồn nước do việc xả rác và các chất hóa học ngâm tẩm gỗ chưa qua xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước cũng như sức khỏe người dân.
Theo đó, Căn cứ Điều 7 và Điều 52
– Thứ ba đó là Không được để ô nhiếm không khí: Căn cứ theo Điều 62
Trong trường hợp Nếu như xưởng gỗ của bạn không xử lý được các chất thải gây ô nhiễm không khí sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định. Ngoài ra tùy theo quy mô dự án mà cần thêm một số thủ tục hành chính khác cụ thể như đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2 phải đăng ký
4. Những ngành nghề không cấp mới trong khu dân cư tập trung
Những ngành nghề không cấp mới trong khu dân cư tập trung đó là những ngành nghề như sau:
1. Ngành hóa chất: sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất làm lạnh, phèn, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, sản xuất phân bón
2. Ngành tái chế, mua bán chất phế thải: giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn
3 Ngành tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan
4. Ngành luyện cán cao su
5. Ngành thuộc da
6. Ngành xi mạ điện
7. Ngành gia công cơ khí: rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn
8. Ngành in, tráng bao bì kim loại
9. Ngành sản xuất bột giấy
10. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh
11. Ngành chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ và mộc gia dụng)
12. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầu ăn
13. Ngành sản xuất cồn, rượu, bia, nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết)
14. Ngành sản xuất thuốc lá
15. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp
16. Ngành giết mổ gia súc
17. Ngành chế biến than
Như vậy để đảm bảo các khoảng cách an toàn từ các nhà máy tới khu dân cư thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật cụ thể như đã nêu ở trên. tránh các ảnh hưởng xấu từ việc chế biến và sản xuất có thể gây ảnh hưởng tới khu dân cư sinh sống. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Khoảng cách tối thiểu từ nhà máy sản xuất gạch tới khu dân cư? và các thông tin pháp lý liên quan về Khoảng cách tối thiểu từ nhà máy sản xuất gạch tới khu dân cư? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.