Khoan hồng là một thuật ngữ khá quen thuộc hiện nay. Chúng ta có thể thấy trên các phương tiện đại chúng như thời sự, báo chí cũng sẽ thường thấy các tin tức về vấn đề khoan hồng mà Nhà nước giành cho tội phạm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khoan hồng là gì?
Mục lục bài viết
1. Khoan hồng là gì?
Về bản chất thì ta hiểu khoan hồng là một động từ được sử dụng nhằm mục đích để chỉ việc đối xử rộng lượng với kẻ có tội khi đối tượng đó đã biết ăn năn hối lỗi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong nhiều năm trở lại đây dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước cũng đã góp phần quan trọng giúp nước ta có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế – văn hóa – xã hội, từ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trở thành một quốc gia có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế. Tuy nhiên song song với sự phát triển của đất nước thì các tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng và các đối tượng tội phạm có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Tuy nhiên, với truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khoan hồng để cho phép các đối tượng là những người phạm tội được hưởng nhiều chính sách khoan hồng, tự nguyện cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng cụ thể như các chính sách sau đây: phạt tù cho hưởng án treo; cải tạo không giam giữ; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt và đặc biệt là đặc xá, miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt đã tuyên và tha tù trước thời hạn có điều kiện. Các chính sách này cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu khoan hồng là một chính sách nhân đạo của Nhà nước và Đảng giành cho những đối tượng là những người phạm tội biết ăn năn hối lỗi và có thể hòa nhập cộng đồng sau những lỗi lầm của bản thân.
2. Khoan hồng trong tiếng Anh là gì?
Khoan hồng trong tiếng Anh là: indulgence.
3. Một số chính sách khoan hồng của nhà nước trong luật hình sự:
3.1. Án treo:
Án treo được xem là một chế định quan trọng của pháp luật hình sự. Chế định về án treo có trong pháp luật hình sự của các quốc gia cũng như ở nước ta từ rất lâu. Trên thực tế thì việc thể hiện, hay diễn đạt đối với chế định về án treo có khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia, nhưng án treo đều được quy định trong pháp luật hình sự.
Điều 65
So sánh Bộ luật Hình sự năm 2015 với các Bộ luật Hình sự được ban hành trước đó ta nhận thấy, về cơ bản, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ tinh thần của
3.2. Tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Tha tù trước thời hạn có điều kiện được biết đến là một quy định hoàn toàn mới tại
– Các chủ thể là những người phạm tội để được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì cần phạm tội lần đầu.
– Các chủ thể là những người phạm tội để được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì cần có nhiều tiến bộ, ý thức cải tạo tốt: Một số yếu tố có thể căn cứ để đánh giá ý thức cải tạo của người phạm tội như chấp hành đầy đủ các nội quy, qui định tại nơi cải tạo, hăng say lao động sản xuất, giúp đỡ người khác, tích cực trong các phong trào, hoạt động, luôn luôn làm gương cho người khác…
– Các chủ thể là những người phạm tội để được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì cần có nơi cư trú rõ ràng: nơi cư trú ở đây có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, được xác định bằng một địa chỉ cụ thể.
– Các chủ thể là những người phạm tội để được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì phải đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí: Không phải mọi trường hợp phạm tội bị kết án đều bị áp dụng hình phạt bổ sung và/hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Điều luật chỉ đặt ra cho những trường hợp mà bản án có qui định.
– Đối với hình phạt tù có thời hạn thì chủ thể là người phạm tội phải chấp hành ít nhất một phần hai thời hạn đó. Còn đối với tù chung thân sau khi được giảm xuống tù có thời hạn là ba mươi năm thì phải đảm bảo đã chấp nhất ít nhất mười lăm năm. Tuy nhiên đối với một số đối tượng ngoại lệ cụ thể như: người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi còn dưới 36 tháng tuổi thì đối tượng này pháp luật qui định một khoảng thời hạn khác ngắn hơn.
Theo đó đối với hình phạt tù có thời hạn thì chấp hành ít nhất một phần ba thời hạn đó, đối với hình phạt tù chung thân sau khi giảm xuống thời hạn ba mươi năm phải đảm bảo đã chấp hành ít nhất mười hai năm.
Ta nhận thấy, việc pháp luật rút ngắn thời hạn đối với những đối tượng này cũng là một sự hợp lý nhất định, bởi vì có một số đối tượng mà trên thực tế họ hoàn toàn không có khả năng gây ra các hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc có đối tượng mà sự khoan hồng này nhằm mục đích để có thể một phần ghi nhận những gì họ đã làm cho xã hội.
– Các chủ thể là những người phạm tội để được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì không thuộc trường hợp không được phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các đối tượng là những người được xem xét tha tù trước thời hạn ngoài việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì các chủ thể này sẽ còn phải thuộc đối tượng đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc thuộc đối tượng đang chấp hành án phạt tù thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Việc đưa ra quy định này nhằm mục đích để có thể đảm bảo việc tha tù trước thời hạn không được thực hiện một cách bừa bãi, không đúng đối tượng và rất có thể trên thực tế một bộ phận lợi quy định này nhằm mục đích để né tránh việc chấp hành án phạt tù, gây nguy cơ tiềm ẩn các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Một người khi đã được hưởng quy định giảm thời hạn chấp hành án phạt thì cũng song song với việc họ đã có được những ghi nhận nhất định hay nói cách khác là đã tạo ra được tiền đề tốt, xứng đáng để từ đó sẽ được tiếp tục xem xét khi đáp ứng thêm những điều kiện luật định. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chấp hành hình phạt tù khi đáp ứng các điều kiện nêu trên đều được xem xét áp dụng quy định tha tù trước thời hạn.
3.3. Cải tạo không giam giữ:
Cải tạo không giam giữ được hiểu cơ bản chính là hình phạt mang tính chất giáo dục, cải tạo để người phạm tội có thể hoàn lương, trở thành công dân có ích cho xã hội, tính trừng trị trong hình phạt này gần như là không có. Hình phạt cải tạo không giam giữ có một số đặc điểm cụ thể như sau:
– Thời hạn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ: từ 06 tháng đến 03 năm, đây chính là khung thời hạn áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ, sẽ tùy trường hợp mà áp dụng mức hình phạt cụ thể khác nhau.
– Điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ: Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Chúng ta nhận thấy rằng người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng chỉ là điều kiện cần và chứ chưa phải là điều kiện đủ để các chủ thể là người thực hiện hành vi phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Trọng tâm của vấn đề là việc xét thấy không cần thiết phải cách ly đối tượng là người phạm tội ra khỏi xã hội. Mà sự xét thấy đó rất mang tính cảm tính và được quyết định bởi Hội đồng xét xử (bao gồm Thẩm phán và hội thẩm).
Từ những phân tích được nêu trên, có thể thấy việc cải tạo không giam giữ, tha tù trước thời hạn và án treo đều là những chính sách khoan hồng và có điều kiện đối với phạm nhân. Khi các chủ thể là những phạm nhân có đủ điều kiện theo quy định Nhà nước ta sẽ có quyết định khoan hồng khác nhau. Các chính sách khoan hồng có tác dụng khuyến khích các chủ thể là những những người bị kết án phạt tù đang chấp hành án phạt tù tích cực học tập, lao động, chấp hành tốt các quy định, nội quy cơ sở giam giữ để có thể sớm trở về đoàn tụ với gia đình và cộng đồng cũng như có cơ hội làm lại cuộc đời. Bên cạnh đó thì các chính sách khoan hồng cũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và góp phần giảm thiểu gánh nặng tại các cơ sở giam giữ tội phạm.