Vi phạm hợp đồng? Xử phạt vi phạm hợp đồng? Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng công ty có phải xuất hóa đơn không?
Ngày nay, với sự phát triển của các doanh nghiệp, giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, thương mại,… diễn ra ngày càng nhiều và trở nên vô cùng phổ biến. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia vào quá trình giao dịch, hợp đồng ra đời và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống. Pháp luật Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định về hợp đồng. Bài viết dưới đây công ty Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về xử phạt vi phạm hợp đồng và liệu đối với các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng công ty có phải xuất hóa đơn hay không theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Vi phạm hợp đồng:
1.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng:
Hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu là việc giữa hai bên tham gia vào hợp đồng có một bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, ta có thể hiểu cơ bản như sau, các hành vi vi phạm hợp đồng là những xử sự của các chủ thể trong hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết và thỏa thuận giữa các bên trước đó. Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
1.2. Phân loại vi phạm hợp đồng:
Có hai loại vi phạm hợp đồng, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết:
Nội dung của loại vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết được biểu hiện như sau:
– Một bên tham gia vào hợp đồng không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.
– Một bên tham gia vào hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
– Một bên tham gia vào hợp đồng không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.
Thứ hai: Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng:
Nội dung của loại vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng được biểu hiện như sau:
– Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng, chủ thể.
– Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức của hợp đồng đã được pháp luật quy định.
– Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm.
– Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
– Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực.
2. Xử phạt vi phạm hợp đồng:
2.1. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hợp đồng:
Theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có nội dung như sau:
Các bên tham gia vào hợp đồng có thể tự do thỏa thuận với nhau về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Mức phạt dược hai bên thỏa thuận trong hợp đồng dân sự trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác về giao dịch đó.
Về nguyên tắc các bên có quyền tự do định đoạt mức phạt vi phạm trong hợp đồng, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Quy định này đã giúp các chủ thể bảo đảm quyền tự do hợp đồng của mình khi tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện các điều khoản và nghĩ vụ trong hợp đồng của mình.
Đối với việc xác định trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền các bên có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể. Như vậy, với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có thỏa thuận trước về phạt vi phạm.
Còn đối với bồi thường thiệt hại, cho dù các bên đã có thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hay chưa, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường cho bên bị thiệt hại theo các quy định của pháp luật.
Ta nhận thấy bồi thường thiệt hại là một chế tài vô cùng quan trọng và cơ bản nhất có mục đích là nhằm để bảo đảm lợi ích của các bên khi hợp đồng dân sự bị vi phạm. Chính vì thế, đây là một chế tài được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 13
Hay tại Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đưa ra quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ có nội dung như sau: Đối với trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác về vấn đề này.
Tại Điều 300 Luật Thương mại 2019 cũng đã đưa ra khái niệm về phạt vi phạm với nội dung như sau: Phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả cho mình một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng đã có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm phạt vi phạm theo quy định cụ thể trong Luật Thương mại.
2.2. Các căn cứ xử phạt vi phạm hợp đồng:
Từ các quy định của pháp luật, ta nhận thấy có ba căn cứ sau đây để phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể đó là:
– Căn cứ đầu tiên: Hợp đồng phải có hiệu lực trong thực tế:
Các quy định về phạt vi phạm hợp đồng đều nằm trong phần thực hiện hợp đồng và phần chế tài trong Luật Thương mại 2019.
Như vậy có nghĩa là phạt vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mới có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên.
Cũng chính vì thế mà ngược lại, nếu hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận phạt vi phạm cũng không có hiệu lực pháp luật.
– Căn cứ thứ hai: Phải có vi phạm nghĩa vụ:
Theo quy định của pháp luật, đối với bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền lợi liên quan trong hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Như vậy, với quy định nêu trên thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
– Căn cứ thế ba: Có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên:
Theo quy định của pháp luật, giữa các bên phải có thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt là do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, ta nhận thấy, thỏa thuận phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi có đủ ba yếu tố trên cụ thể là: hợp đồng có hiệu lực, có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên. Đây là ba căn cứ quan trọng không thể thiếu để xử phạt vi phạm hợp đồng trên thực tế.
Về bản chất, các thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc đối với các chủ thể tham gia vào hợp đồng.
2.3. Mức phạt vi phạm hợp đồng:
Phạt vi phạm hay còn gọi là phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mỗi bộ luật khác nhau sẽ đưa ra một quy định cụ thể về mức phạt vi phạm hợp đồng:
– Đối với Bộ luật Dân sự 2015 sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
– Đối với Luật Thương mại 2019 thì căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, và không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại.
– Ngoài ra,
3. Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng công ty có phải xuất hóa đơn không?
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT- BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng có quy định như sau:
Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.”
Đối với các cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trong trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế giá trị gia tăng như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với khoản tiền trên.
Như vậy căn cứ quy định nêu trên thì khi công ty B thu tiền bồi thường vi phạm của công ty A thì công ty B không cần phải lập hóa đơn mà lập chứng từ thu theo quy định của pháp luật hiện hành.