Hợp đồng ủy quyền được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận của bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Vậy khi người ủy quyền chết hợp đồng ủy quyền có giá trị không?
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào là hợp đồng ủy quyền ?
Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
2. Khi người ủy quyền chết hợp đồng ủy quyền có giá trị không?
Theo quy định tại Điều 372 Bộ luật dân sự năm 2015, một trong các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên gồm:
– Nghĩa vụ đã được các bên hoàn thành.
– Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
– Việc chấm dứt căn cứ trên cơ sở thỏa thuận của các bên.
– Nghĩa vụ đã được bù trừ.
– Nghĩa vụ được thay thế bằng một nghĩa vụ khác.
– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết.
– Trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ là một.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân chết; bên có nghĩa vụ là pháp nhân bị chấm dứt tồn tại.
– Đối tượng của nghĩa vụ là vật đặc định không còn, đã được thay thế bằng một nghĩa vụ khác.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc bên có nghĩa vụ là pháp nhân bị chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác.
– Chấm dứt trong các trường hợp khác do luậy quy định.
Theo đó, tại Điều 382 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định với trường hợp nghĩa vụ cũng sẽ chấm dứt khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Do đó, căn cứ theo các quy định trên thì có thể thấy, trong hợp đồng ủy quyền nếu như một trong các bên trong hợp đồng chết thì dẫn đến việc hợp đồng ủy quyền cũng sẽ chấm dứt.
3. Hiệu lực của Hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
Thời hạn ủy quyền được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ do bên ủy quyền và bên được ủy quyền thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Trường hợp một trong các bên không thống nhất về thời hạn ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền sẽ là 01 năm, tính từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy, pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
4. Mẫu Hợp đồng ủy quyền mới nhất:
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Số: ……/HĐUQ
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……. Tại ………
Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà):……
Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân số:…….cấp ngày………tại………
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú)………
Bên được ủy quyền (sau đây gọi là Bên B):
Ông (Bà):………
Sinh ngày:………
Chứng minh nhân dân số:…….cấp ngày………tại………
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú)………
Nay hai bên đồng ý việc giao kết hợp đồng ủy quyền với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: PHẠM VI ỦY QUYỀN
Ghi cụ thể nội dung công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền mà bên B có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên A.
……
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Thời hạn ủy quyền là ……….… kể từ ngày ………. tháng ……. năm ……….
ĐIỀU 3: THÙ LAO
Thù lao hợp đồng (nếu có) do các bên tự thỏa thuận. Nếu ủy quyền có thù lao cần ghi rõ thời gian, phương thức thanh toán thù lao (kể cả trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền)………
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;
b. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
c. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
2. Bên A có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
b. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;
c. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1.Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a. Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;
b. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
c. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
d. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;
đ. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;
2.Bên B có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;
b. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC
Lệ phí chứng thực Hợp đồng này do bên ………… chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc
2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
3. Các cam đoan khác….
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;
3. Hợp đồng này có hiệu lực từ………
BÊN A BÊN B Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.