Khi nào lao động được nghỉ không lương? Doanh nghiệp có được từ chối? Quyền lợi của người lao động khi xin nghỉ không hưởng lương. Thời gian tối đa người lao động được quyền nghỉ không hưởng lương. Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định, nghỉ không lương là một trong những quyền lợi của người lao động. Bên cạnh các trường hợp người lao động được nghỉ làm mà vẫn hưởng nguyên lương, người lao động còn có quyền nghỉ không hưởng lương. Vậy doanh nghiệp có được phép từ chối cho người lao động nghỉ không hưởng lương. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vướng mắc về vấn đề này
Mục lục bài viết
- 1 1. Theo quy định pháp luật thì khi nào người lao động được nghỉ không hưởng lương?
- 2 2. Người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ không lương?
- 3 3. Đơn xin nghỉ không lương cần có những thông tin gì?
- 4 4. Doanh nghiệp có được từ chối khi người lao động xin nghỉ?
- 5 5. Quyền lợi của người lao động khi xin nghỉ không hưởng lương
1. Theo quy định pháp luật thì khi nào người lao động được nghỉ không hưởng lương?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động (sau đây gọi là “doanh nghiệp”) khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.
Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian thực hiện
Nếu muốn nghỉ không có lương, người lao động cần phải có đơn trình bày rõ lý do để ban lãnh đạo công ty, quản lý trực tiếp để được xét duyệt. Và theo quy định tại điểu 115,
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
2. Người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ không lương?
Trong khoản 4, điều 42, Quyết định số 595/QĐ – BHXH đã quy định rõ: nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Chính vì thế, nếu người lao động buộc lòng phải nghỉ từ 14 ngày trở lên với bất cứ lý do gì trong tháng.
Doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động trong tháng đó. Tuy nhiên, nếu thời gian nghỉ trong tháng diễn ra dưới 14 ngày. Người sử dụng lao động và người lao động buộc phải tham gia nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Ví dụ:
Công ty X làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật.
Chị A là nhân viên của công ty X. Vì lý do cá nhân, chị thỏa thuận với công ty nghỉ không lương từ ngày 13/01/2020 đến hết ngày 07/02/2020, sau đó đi làm lại bình thường.
Xét thời gian nghỉ không hưởng lương của chị A trong khoảng thời gian trên thì việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
- Tháng 01/2020: Chị A không làm việc và không hưởng lương 15 ngày làm việc. Do đó, công ty X và chị A không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 01.
- Tháng 02/2020: Chị A không làm việc và không hưởng lương 05 ngày làm việc. Do đó, công ty X và chị A vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho cả tháng 02.
Ví dụ
Do có việc gia đình nên anh A xin nghỉ không hưởng lương 15 ngày liên tiếp, 12 ngày cuối tháng 02 và 3 ngày đầu tháng 3. Vậy thì, anh A có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 2 và tháng 3 không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên, thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Ở đây, mặc dù anh A đã nghỉ liên tiếp 15 ngày, nhưng tháng 02 anh A chỉ nghỉ 12 ngày, tháng 3 nghỉ 03 ngày nên vẫn phải đóng tháng 02 và tháng 3 theo quy định,
3. Đơn xin nghỉ không lương cần có những thông tin gì?
Để thuận lợi cho việc nghỉ, những người lao động cần phải có một bản đơn xin nghỉ phép không lương. Tùy từng doanh nghiệp sẽ có những mẫu đơn xin nghỉ khác nhau, nhưng về cơ bản thì đơn xin nghỉ cần phải có những thông tin như:
- Quốc ngữ, tiêu đề
- Người nhận đơn: Ban giám đốc, phòng ban trực tiếp làm việc, phòng hành chính – nhân sự.
- Thông tin người làm đơn gồm: họ tên, địa chỉ, chức vụ, bộ phận làm việc….
- Thời gian xin nghỉ: ghi rõ từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc …
- Lý do xin nghỉ phép không lương.
- Kế hoạch
bàn giao công việc : ghi rõ thông tin của người tạm thời quản lý công việc trong khi bạn đang nghỉ phép.
Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)…………
– Trưởng phòng Nhân sự (2)
– Trưởng (3)……………
Tôi tên là: ………………
Ngày tháng năm sinh: ………………
Chức vụ: ……………
Đơn vị công tác:………………
Hộ khẩu thường trú: ……………
Số điện thoại liên hệ khi cần: …………
Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……………. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..
Lý do in nghỉ (5):……………
…………………
Tôi đã
Các công việc được bàn giao (7):………………
…………
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
……, ngày …… tháng …… năm…
Giám đốc (Duyệt) | Trưởng phòng Nhân sự (Xác nhận) | Người quản lý (Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
4. Doanh nghiệp có được từ chối khi người lao động xin nghỉ?
Người sử dụng lao động mà cụ thể là những quản lý bộ phận cần phải tạo điều kiện để người lao động có thể hưởng lương theo đúng với quy định pháp luật. Trong những trường hợp có lý do chính đáng như:
- Gia đình có tang
- Kết hôn mà người lao động đã gửi đơn xin nghỉ tới doanh nghiệp
Nếu như các chủ doanh nghiệp từ chối việc xin nghỉ phép của lao động, mặc dù lao động đã có những lý do chính đang thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Bên cạnh đó, những trưởng hợp nghỉ không lương với những lý do ngoài các lí do đã nêu trên thì người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc từ chối với yêu cầu xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp người lao động đề xuất thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền xem xét đề xuất của người lao động và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Doanh nghiệp không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật.
5. Quyền lợi của người lao động khi xin nghỉ không hưởng lương
Câu hỏi của bạn:
Em năm nay 27 tuổi, hiện đang mang thai được 5 tuần. Do hai lần mang thai trước đây em đều bị thai lưu khi thai được 7 tuần, nên lần mang thai này em muốn xin nghỉ làm 1 thời gian để dưỡng thai cho an toàn. Vậy em có thể xin nghỉ không hưởng lương được không? Điều kiện nghỉ việc không hưởng lương như thế nào? Được nghỉ trong bao lâu và cần những thủ tục giấy tờ gì ạ?
Câu trả lời của luật sư:
1. Điều kiện nghỉ việc không hưởng lương theo quy định pháp luật
Điều 115
Theo quy định pháp luật, ngoài những ngày nghỉ việc riêng mà pháp luật đã quy định rõ sẽ được nghỉ việc và hưởng nguyên lương thì người lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc không hưởng lương. Nghỉ việc trong bao lâu và có được trả lương hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của cả 2 bên.
Như thông tin bạn trình bày, hiện tại bạn đang mang thai 5 tuần và 2 lần trước mang thai bạn đều bị con chết lưu 7 tuần nên bạn muốn được nghỉ việc không hưởng lương để dưỡng thai. Việc nghỉ việc không hưởng lương hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bạn với người sử dụng lao động. Bạn chỉ cần viết đơn xin nghỉ việc không hưởng lương, trong đơn bạn có thể đề nghị thời gian nghỉ việc không lương. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc không hưởng lương nếu được sự đồng ý của bên người sử dụng lao động.
Theo quy định của pháp luật thì tiền bảo hiểm xã hội sẽ được tính theo tháng, việc bạn xin nghỉ không hưởng lương nếu như số ngày bạn không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì khoảng thời gian người lao động nghỉ không lương thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, công ty cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Như thông tin bạn trình bày, bạn đang mang thai 5 tuần bạn muốn xin nghỉ việc không lương. Nếu được công ty đồng ý thì bạn có thể nghỉ việc để dưỡng thai. Tuy nhiên, trong thời gian bạn nghỉ công ty không trả lương thì cũng không tham gia các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vì các chế độ này phải tính căn cứ trên mức lương của người lao động, khi bạn nghỉ việc không hưởng lương thì không có căn cứ để tính các chế độ đó.
Do vậy, nếu bạn nghỉ không lương quá dài thì sẽ ảnh hưởng đến chế độ thai sản mà bạn được hưởng. Bạn có thể tham khảo điều kiện hưởng chế độ thai sản tại đây: Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất theo quy định pháp luật.