Nguyên tắc ưu đãi trong đấu thầu? Khi nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với hàng hóa trong đấu thầu? Quy trình ưu đãi trong đấu thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, tôi có tham gia một gói thầu cung cấp hàng hóa cho một chủ đầu tư, tôi được biết nếu hàng hóa có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 25% trở lên trong giá hàng hóa thì chúng tôi có được hưởng ưu đãi? Như vậy có đúng hay không? Tôi xin cảm ơn!
Đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu phù hợp để tham gia vào các dự án, công trình…Việc đấu thầu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. trong đấu thầu có các ưu đãi khác nhau về đấu thầu. Đối với các hàng hóa trong đấu thầu được hưởng ưu đãi theo quy định. Vậy Khi nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với hàng hóa trong đấu thầu? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Nguyên tắc ưu đãi trong đấu thầu
Tại Điều 3. Nguyên tắc ưu đãi trong đấu thầu quy định Nghị định Số:
1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
2. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Theo đó, trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả). Tức là, sau khi tính ưu đãi xong mà những hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì nhưng nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động hơn thì sẽ được ưu tiên hơn so với những nhà thầu còn lại.
Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Tức là, nhà thầu chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu kể cả trong trường hợp nhà thầu đó thuộc đối tượng được hưởng nhiều loại ưu đãi.
Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Đối với những gói thầu hỗn hợp thì nhà thầu sẽ được hưởng ưu đãi khi có những đề xuất chi phí trong nước như là chi phí cho việc xây lắp, chi phí cho việc tư vấn khách hàng, chi phí cho hàng hóa…mà có giá trị từ 25% trở lên giá trị của công việc của gói thầu thì sẽ được hưởng ưu đãi.
2. Khi nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với hàng hóa trong đấu thầu
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
Điều kiện hưởng: Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:
D (%) = G*/G (%)
Trong đó:
– G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;
– G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;
– D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ³ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Cách tính ưu đãi:
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Như vậy, nếu hàng hóa mà bên bạn là bên nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa thì bên bạn sẽ được hưởng ưu đãi.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Khi nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với hàng hóa trong đấu thầu và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
3. Quy trình ưu đãi trong đấu thầu
Thứ nhất: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ hai: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
Thứ ba: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ tư: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ 5: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Cuối cùng: Ký kết hợp đồng.
Thứ 6: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 2: Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 4: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 5: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Ký kết hợp đồng.
Thứ 7: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn;
Bước 3: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
Bước 4: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Khi nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với hàng hóa trong đấu thầu và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành