Quy định của pháp luật về việc kháng cáo và kháng nghị? Thủ tục kháng cáo, kháng nghị? Thời hạn kháng cáo, kháng nghị tính như thế nào?
Quy định của pháp luật về việc kháng cáo và kháng nghị? Thủ tục kháng cáo, kháng nghị? Thời hạn kháng cáo, kháng nghị tính như thế nào? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách một số thông tin sau:
Điều 233. Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thủ tục kháng cáo và kháng nghị
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
Biên bản về việc kháng cáo.
1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phiên toà phải có chữ ký của chủ toạ phiên toà và Thư ký Tòa án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Thời hạn về việc kháng cáo và kháng nghị được tính như sau
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Luật sư
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì một tháng được tính là ba mươi ngày.
2. Trong trường hợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Những người có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự
- 2 2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự
- 3 3. Kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng hình sự
- 4 4. Kháng cáo để giảm hình phạt và tiền bồi thường
- 5 5. Quyền kháng cáo của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ
1. Những người có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của luật sư. Tôi muốn hỏi những đối tượng nào có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm vụ án hình sự? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vấn đề kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự được Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại Chương XXIII, Phần thứ tư. Cụ thể đối với thắc mắc của bạn về những người có quyền kháng cáo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Điều 231. Những người có quyền kháng cáo
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi íích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
Như vậy, pháp luật đã ấn định cụ thể những đối tượng nào có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm trong vụ án hình sự.
2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự
Kháng cáo, kháng nghị là một điều kiện tiên quyết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm – đó là quyền của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm được quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
a, Thời hạn kháng cáo.
– Thời hạn kháng cáo là mười năm ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp tờ án xét xử vắng mặt bị cáo hoặc đương sự tại phiên tòa thì đối với họ, thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Ngày đầu tiên của thời hạn kháng cáo được xác định là ngày tiếp theo của ngày tuyên án. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo là ngày nghỉ, ngày lễ tết thì ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo được tính là ngày tiếp theo của ngày đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 12h đêm của ngày đó.
– Ngày kháng cáo được xác định là ngày mà chủ thể kháng cáo thực hiện việc kháng cáo. Đó là ngay họ đến Tòa để nộp đơn kháng cáo hoặc kháng cáo bằng miệng. nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo tính căn cứ vào ngày bưu điện đóng dấu ở phaong bì. Nếu đơn kháng cáo gửi qua ban giám thị trại giam thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại giam nhận được đơn.
– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lí do chính đáng. Lý do chính đáng là lý do khiến người có quyền kháng cáo không thể thực hiện quyền của mình trong thời hạn luật định như: bệnh tật, tai nan, đi công tác xa…khi kháng cáo quá hạn, người kháng cáo phải nêu rõ lí do và ngay sau khi hết cản trở phải làm đơn kháng cáo ngay. Tòa án đã xét xử sơ thẩm xác minh lý do chính đáng của kháng cáo quá hạn đó. Tòa án cấp phúc thẩm xét và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn với thành phàn Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán.
b. Thời hạn kháng nghị.
Thời hạn kháng nghị theo trình tự phác thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười năm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Cách tính thời hạn kháng nghị tương tự cách tính thời hạn kháng cáo. Luật không quy định về việc kháng nghị quá hạn, trong mọi trường hợp việc vi phạm thời hạn của cơ quan tiến hành tố tụng đều coi là vi phạm pháp luật.
3. Kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng hình sự
“Kháng cáo là quyền của một số người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn và theo thủ tục luật định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ “.
Để đảm bảo quyền kháng cáo, sau khi kết thúc phiên bào chữa Tòa án phải gửi bản án hoặc niêm yết bản án khi không thể gửi cho người bị xử vắng mặt vì lý do khách quan. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án (Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự). Để đảm bảo kháng cáo của bị cáo xử vắng mặt, cùng với việc gửi bản án Tòa án cấp sơ thẩm phải niêm yết bản án tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Mặt khác, để có cơ sở xử lý đúng những trường hợp kháng cáo quá hạn, khi niêm yết bản án Tòa án cấp sơ thẩm phải lập biên bản, có chứng nhận của sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của bị cáo và được lưu vào hồ sơ vụ án.
Quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chỉ quy định cho những người tham gia tố tụng mà quyền lợi của họ hoặc quyền lợi của người mà họ có trách nhiệm bảo vệ có thể bị ảnh hưởng do quyết định của Tòa án sơ thẩm. Đây là những người mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, đã kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ tại phiên tòa sơ thẩm, hoặc người đại diện hợp pháp hay người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho những người này trong một số trường hợp nhất định.
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cả về phần hình sự lẫn phần bồi thường thiệt hại và một số quyết định về vấn đề khác của vụ án. Người bào chữa có quyền kháng cáo trong trường hợp họ bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hay người có nhược điểm về tâm thần, thể chất và đây là quyền kháng cáo độc lập của người bào chữa, có phạm vi rộng như quyền kháng cáo của bị cáo. Những người tham gia tố tụng khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người bản vệ quyền và lợi ích cho đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà họ bảo vệ. Người được Tòa án tuyên không phạm tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên họ không phạm tội. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền kháng cáo, luật quy định người kháng cáo có thể bằng đơn hay kháng cáo trực tiếp tại Tòa án.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án và quyết định sơ thẩm được quy định không giống nhau. Trong trường hợp kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, thời hạn kháng cáo đối với bị cáo hoặc đương sự có mặt tại phiên tòa xét xử là mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án, đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa là mười lăm ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hay ngay từ ngày bản án niêm yết. Thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định sơ thẩm, kháng cáo thực hiện ngoài thời hạn luật định là quá hạn về nguyên tắc không được chấp nhận.
Tuy nhiên nếu có lý do chính đáng mà không phải do lỗi của họ như bị tai nạn bất ngờ, ốm đau đột suất phải đi cấp cứu và nằm viện dài ngày hoặc do thiên tai… khiến cho họ dù muốn cũng không thể kháng cáo trong thời hạn luật định được thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét chấp nhận kháng cáo quá hạn, nhằm bảo đảm quyền lợi của người kháng cáo. Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Kháng cáo để giảm hình phạt và tiền bồi thường
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 30/06/2013, gia đình em có xảy ra tranh cãi về vấn đề đất đai với gia đình nhà ông B. Sau khi cãi nhau, gia đình B (gồm vợ và chồng) đã đánh bố em ngay tại rẫy nhà em. Hậu quả là bố em bị gãy ngón tay và bầm người; vợ ông B cũng bị gãy tay. Và chuyện này đã được lắng xuống, không bên nào có yêu cầu khởi tố. Đến ngày 25/07/2014, bố em bị Công an xã triệu tập và tạm giữ. Theo thông tin mà Công an xã cung cấp thì gia đình ông B yêu cầu khởi tố và bắt gia đình em bồi thường 30 triệu đồng vì vợ của B bị thiệt hại 13% sức khỏe (gia đình em không được thấy giấy chứng nhận thiệt hại sức khỏe đó). Do không hiểu biết về luật pháp nên gia đình em không làm gì hết. Đến ngày 31/12/2014, vụ việc được ra tòa giải quyết, tòa tuyên án bố em phải ngồi tù 2 năm và bồi thường 30 triệu. Tòa án cho gia đình em 15 ngày để kháng án. Cho em hỏi cách xử lý của tòa như vậy có đúng không? Bây giờ gia đình em muốn kháng án thì phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với việc kháng cáo bản án. Thủ tục kháng cáo bản án hiện nay đang được quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:
Điều 233. Thủ tục kháng cáo và kháng nghị
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này
Như vậy, trường hợp bố bạn đang được tại ngoại thì bố bạn làm đơn kháng cáo đến Tòa đã xét xử sơ thẩm (Tòa đã xét xử ngày hôm đó) hoặc Tòa đã xử phúc thẩm (Tòa cấp trên trực tiếp của Tòa xét xử hôm đó ).
Nếu bố bạn đang bị tạm giam thì có thể gửi đơn kháng cáo thông qua Ban giám thị trại giam.
Thứ hai, về mức hình phạt và mức bồi thường thiệt hại thì với những gì bạn cung cấp thì chúng tôi không thể kết luận là đã phù hợp hay chưa, vì việc quyết định hình phạt do Tòa án quyết định căn cứ vào tất cả các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, đối với trường hợp này có thể thấy bạn có nêu là bố bạn bị đánh nhưng chị B lại vợ của B bị thiệt hại 13% sức khỏe thì cần phải nói thể đây là trường hợp bố bạn tự vệ lại nên gây thương tích với chị vợ đó hay có đánh nhau với hai vợ chồng đó. Cho nên chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Nếu bố bạn thực hiện việc tự vệ thì đây là phòng vệ chính đang nên bố bạn có thể kháng cáo theo hướng để nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Nếu bố bạn có đánh nhau với hai vợ chồng đó, nếu bản án sơ thẩm chưa cân nhắc đến yếu tố lỗi của người bị hại thì bố bạn có thể xin Tòa án cấp phúc thẩm cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ đó và sử bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt và giảm nhẹ mức bồi thường cho bị cáo.
5. Quyền kháng cáo của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu người bị hại không chấp nhận bản án mà tòa đưa ra lần đâu thì có thể yêu cầu tòa xét xử lại nữa không ? Trong thời gian chờ xét xử lại thì thời gian đó có được tính vào thời gian thụ án của bị cáo hay không ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, người bị hại nếu không đồng ý về bản án sơ thẩm (bản án lần đầu) thì hoàn toàn có quyền kháng cáo, trong trường hợp nhất định thì người đại diện hợp pháp của người bị hại cũng có quyền kháng cáo:
- Người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
- Trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện theo pháp luật của người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Thứ hai, trong thời gian chờ xét xử lại thì thời gian đó sẽ được tính vào thời gian thụ án của bị cáo nếu như trong khoảng thời gian này bị cáo bị tạm giam và bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tù đối với bị cáo. Và theo quy định cứ 1 ngày tạm giam sẽ được trừ vào một ngày chấp hành hình phạt tù.