Dự án ODA là một trong những dự án vô cùng quan trọng đối với các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho người dân trong xã hội. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề kê khai giá trị gia tăng đối với dự án ODA và các khoản viện trợ nhân đạo.
Mục lục bài viết
1. Khai thuế GTGT đối với dự án ODA, viện trợ nhân đạo:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 114/2021/NĐ-CP quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi nước ngoài, có quy định cụ thể về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn được viết tắt là ODA). Đây được xem là nguồn vốn của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho nhà nước hoặc cung cấp cho Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích hỗ trợ phát triển và đảm bảo cho phúc lợi an sinh xã hội của người dân. Theo đó, các phương thức cung cấp vốn ODA có thể kể đến như sau:
– Chương trình;
– Dự án;
– Hỗ trợ ngân sách;
– Phi dự án.
Đồng thời, pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về vấn đề khai thuế giá trị gia tăng đối với các dự án ODA và viện trợ nhân đạo. Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình và dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại hoặc có sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo không hoàn lại. Theo đó:
– Đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại: Chủ chương trình, chủ dự án hoặc các nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định thực hiện hoạt động quản lý chương trình, quản lý dự án được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả đối với các hàng hóa và dịch vụ mua trên lãnh thổ của Việt Nam để sử dụng phục vụ cho các chương trình và dự án đó;
– Tổ chức ở Việt Nam sử dụng các khoản tiền viện trợ nhân đạo của các tổ chức và cá nhân nước ngoài với mục đích phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, phục vụ cho chương trình và dự án viện trợ không hoàn lại/viện trợ nhân đạo trên lãnh thổ của Việt Nam, thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả của hàng hóa và dịch vụ đó. Ví dụ: Hội chữ 10 đỏ được các tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua các loại hàng hóa viện trợ nhân đạo cho nhân dân Việt Nam tại các tỉnh bị thiên tai là 200.000.000 đồng. Giá trị hàng hóa mua chưa có thuế là 200.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này được xác định là 20.000.000 đồng. Hội chữ 10 đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định của pháp luật là 20.000.000 đồng;
– Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả đối với các chương trình và dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Luật quản lý thuế năm 2019 và Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BTC năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế, khai thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA và viện trợ nhân đạo được thực hiện cụ thể như sau:
– Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại, các văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức ở Việt Nam có sử dụng khoản tiền viện trợ nhân đạo thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, đối tượng hưởng chính sách yêu đãi miễn trừ ngoại giao không phải khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng;
– Các chủ dự án ODA thuộc trường hợp không được hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện thủ tục khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng theo mẫu số 01/GTGT, sau đó gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý thuế trực tiếp tại địa bàn nơi thực hiện dự án đó;
– Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện thủ tục khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng theo mẫu số 01/GTGT, sau đó gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế quản lý trực tiếp tại địa bàn nơi thực hiện dự án. Trong trường hợp chủ dự án ODA và các nhà thầu nước ngoài thực hiện các dự án ODA có liên quan trực tiếp tới nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì thành phần hồ sơ khai thuế cần phải được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý thuế trực tiếp nơi chủ đầu tư, chủ dự án, nhà thầu nước ngoài đóng trụ sở chính;
– Đối với các dự án ODA có sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại thuộc trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, thì chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại hoặc các tổ chức khác có liên quan đến dự án đó vẫn phải tiến hành nghĩa vụ kê khai hàng tháng theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài chính quy định. Thành phần hồ sơ kê khai sẽ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền đó là Cục thuế địa phương tại địa bàn nơi đang thực hiện dự án hoặc nộp Cục thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi thực hiện dự án và cũng có thể nộp tại Cục thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án hoặc các nhà thầu nước ngoài đóng trụ sở chính. Còn nếu thuộc các trường hợp được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì sẽ không cần phải tiến hành nghĩa vụ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng.
2. Điều kiện hoàn thuế GTGT bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 19 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Các cơ sở kinh doanh và các tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng phải là các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Bao gồm:
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền/giấy phép đầu tư/giấy phép hành nghề/quyết định thành lập, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp, lập và lưu trữ hồ sơ kế toán/chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
+ Có tài khoản gửi tiền tại các ngân hàng theo mã số thuế của các cơ sở kinh doanh đã đăng ký tại cơ quan thuế.
– Các trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai đề nghị hoàn thuế trên tờ khai thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được phép thực hiện thủ tục chuyển kết số tiền thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số tiền thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo;
– Trình tự và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
3. Các phương thức viện trợ không hoàn lại của nước ngoài dành cho Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 80/2020/NĐ-CP quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại, có quy định cụ thể về các phương thức viện trợ không hoàn lại của nước ngoài dành cho Việt Nam. Trong đó bao gồm: Chương trình, dự án, phi dự án. Cụ thể như sau:
– Chương trình được xác định là tập hợp tất cả các hoạt động liên quan đến một ngành nghề hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau, hướng tới mục tiêu đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nhất định;
– Dự án là khái niệm để chỉ tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, hướng tới mục tiêu đạt được một hoặc một số mục tiêu khác nhau, được thực hiện trên một hoặc một số địa bàn cụ thể, được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, dựa trên một số nguồn lực nhất định;
– Phi dự án là khái niệm để chỉ các khoản viện trợ được thực hiện một lần, riêng lẻ bằng tiền mặt/hiện vật, hàng hóa, chuyên gia, trong đó bao gồm cả các chuyên gia tình nguyện thực hiện, hoạt động phi dự án cung cấp các nguồn đầu vào quan trọng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các buổi nghiên cứu, các buổi tập huấn, đào tạo và các cuộc khảo sát.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 80/2020/NĐ-CP quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại;
– Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BTC năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành;
–
– Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
– Thông tư 20/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
THAM KHẢO THÊM: