Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, phương thức mua bán hàng trả góp là rất phổ biến. Do đó, kế toán tại các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến việc kê khai thuế cho hóa đơn mua hàng trả góp để đảm đúng quy định pháp luật về thuế và hóa đơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp vấn đề khai thuế cho hóa đơn mua hàng trả góp:
Mục lục bài viết
1. Khai thuế cho hóa đơn mua hàng trả góp thế nào?
Việc mua bán hàng trả góp hiện nay là chính sách rất phổ biến của nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh khác. Theo đó, khi mua hàng trả góp, hàng hóa sẽ được giao cho khách hàng, khách hàng chỉ cần thanh toán trước một khoản tiền cố định để nhận được hàng, sau đó sẽ thực hiện thanh toán dần khoản tiền còn lại trong một thời gian nhất định và tùy theo chính sách của mỗi đơn vị kinh doanh hàng hóa mà phải chịu một khoản lãi tương ứng đối với số tiền chưa thanh toán. Và khoản lãi do trả chậm, trả góp sẽ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Căn cứ Điều 10 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về việc khai thuế cho hóa đơn mua hàng trả góp như sau:
– Trường hợp hàng hóa mua trả góp, giá trị hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên thì đơn vị kinh doanh sẽ căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa mua bán trả góp để thực hiện kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Trường hợp do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng dẫn đến việc chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Sau đó khi thanh toán, trường hợp đơn vị kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì đơn vị kinh doanh phải thực hiện kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (lưu ý gồm cả trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ).
2. Cách tính thuế đối với hàng hóa trả góp:
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư số
– Giá tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, cụ thể sẽ không gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Ví dụ được quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
Hoặc ví dụ hướng dẫn viết hóa đơn như dưới đây:
Công ty TNHH XYZ mua trả chậm một ô tô Vinfast của Công ty ABC . Giá thanh toán tiền mặt của ô tô này tại thời điểm mua là: 1.300.000.000 đồng. Tiền chậm trả là: 130.000.000 đồng.
Số tiền mua xe và tiền lãi được thanh toán chậm trong 12 tháng, bao gồm:
- Tiền mua xe: 130.000.000đ
- Tiền lãi trả chậm: 13.000.000đ
Cách viết hóa đơn như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 = 4×5 |
01 | Ô tô Vinfast | chiếc | 1 | 1.300.000.000 | 1.300.000.000 |
Lãi chậm trả | 130.000.000 | ||||
Cộng tiền hàng: 1.300.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10%; Tiền thuế GTGT: 130.000.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.430.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ bốn trăm ba mươi triệu đồng |
3. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng lập cho hóa đơn mua hàng trả góp:
TÊN CỤC THUẾ: ……. HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Ngày …….. tháng …….. năm 20……. | Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: 01AA/22P Số: 0000001 | ||||||
Tên người bán: ……… Mã số thuế: |