Giám đốc điều hành mỏ là một trong những chủ thể quan trọng để theo dõi quá trình thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác mỏ, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình khai thác. Vậy khai thác khoáng sản có bắt buộc phải có giám đốc điều hành mỏ hay không?
Mục lục bài viết
1. Khai thác khoáng sản phải có giám đốc điều hành mỏ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Hoạt động khai thác khoáng sản phải có giám đốc điều hành mỏ, trừ những trường hợp cơ bản sau: Hoạt động khai thác nước khoáng, hoạt động khai thác nước nóng thiên nhiên, hoạt động khai thác tận thu khoáng sản. Bên cạnh đó, một giám đốc điều hành mỏ theo quy định của pháp luật chỉ được phép tiến hành hoạt động điều hành quá trình khai thác theo một giấy phép khai thác khoáng sản nhất định được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Giám đốc điều hành mỏ cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Giám đốc điều hành mỏ phải nắm vững đầy đủ các quy định của pháp luật trong vấn đề khai thác khoáng sản và các quy định khác của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
+ Nắm vững đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
+ Có trình độ tổ chức, quản lý và có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng trong hoạt động khai thác và kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Giám đốc điều hành khai thác các hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ trong hầm lò ít nhất là 05 năm;
+ Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải được xác định là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp tiến hành hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trong khoảng thời gian ít nhất là 03 năm, trường hợp được xác định là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải trải qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng về lĩnh vực kĩ thuật khai thác mỏ và đồng thời cũng cần phải có thời gian trực tiếp tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ lộ thiên ít nhất trong khoảng thời gian là 05 năm.
Bên cạnh đó thì có thể nói, các tổ chức khai thác khoáng sản còn phải tiến hành hoạt động thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các đối tượng được xác định là giám đốc điều hành mỏ cho các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước để tiến hành hoạt động cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Vì vậy, về nguyên tắc và theo như điều luật phân tích nêu trên, thì khi khai thác khoáng sản phải có giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp:
– Khai thác nước khoáng;
– Khai thác nước nóng thiên nhiên;
– Khai thác tận thu khoáng sản.
2. Xử phạt hành vi khai thác khoáng sản không có giám đốc điều hành mỏ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ) , có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về giám đốc điều hành mỏ. Theo đó thì hành vi khai thác khoáng sản không có giám đốc điều hành mỏ sẽ bị xử phạt với mức tiền cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các chủ thể được xác định là hộ gia đình;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản được xác định là than bùn, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hoạt động khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các hoạt động khai thác khoáng sản sử dụng phương pháp hầm lò;
– Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hoạt động khai thác khoáng sản được xác định là kim loại vàng bạc, platin, đá quý hoặc các loại khoáng sản độc hại;
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy thì có thể nói, trong quá trình khai thác khoáng sản nhưng không có giám đốc điều hành mỏ thì tổ chức vi phạm hành chính có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Còn đối với cá nhân vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Đồng thời các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Trách nhiệm của giám đốc điều hành mỏ trong quá trình khai thác khoáng sản:
Trách nhiệm của giám đốc điều hành mỏ trong việc khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 8 của
– Giám đốc điều hành mỏ sẽ phải có trách nhiệm trong quá trình điều hành các hoạt động phù hợp với giấy khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
– Giám đốc điều hành mỏ sẽ phải có trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động triển khai đầy đủ các dự án đầu tư và thiết kế mỏ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Giám đốc điều hành mỏ sẽ phải có trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về an toàn lao động và các quy định về vấn đề bảo vệ vệ sinh môi trường
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2018;
– Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
– Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.