Khai sinh cho con khi chưa kết hôn có phải xét nghiệm ADN không? Đăng ký khai sinh cho con đồng thời xác nhận cha cho con khi bố mẹ chưa kết hôn.
Trên thực tế không phải trường hợp nào cha mẹ đăng ký kết hôn xong mới sinh con mà vẫn có những trường hợp con được sinh ra khi cha mẹ chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Vậy trong trường hợp này cách thức làm giấy khai sinh cho trẻ như thế nào, có được ghi thông tin về cha trong giấy khai sinh và có cần phải làm thủ tục xét nghiệm ADN hay không? Ban Biên tập –
Mục lục bài viết
- 1 1. Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn
- 2 2. Khai sinh cho con khi cha mẹ chưa kết hôn có cần giấy xét nghiệm ADN
- 3 3. Thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
- 4 4. Yêu cầu, điều kiện đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
- 5 5. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
- 6 6. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn
Hiện nay theo quy định của
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 nội dung đăng ký khai sinh sẽ bao gồm những thông tin hộ tịch cơ bản của một cá nhân như: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc; quê quán và quốc tịch của người được đăng ký khai sinh; các thông tin cá nhân của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh bao gồm họ, chữ đệm và tên; năm sinh; nơi cư trú; dân tộc; quốc tịch và mã số định danh cá nhân của trẻ được đăng ký khai sinh.
Trường hợp con sinh ra trước thời điểm cha mẹ đăng ký kết hôn thì theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con chưa xác định được cha.
Như vậy, có thể thấy, khi khai sinh cho con không bắt buộc cha mẹ phải đăng ký kết hôn. Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.
2. Khai sinh cho con khi cha mẹ chưa kết hôn có cần giấy xét nghiệm ADN
Như phân tích ở trên, chưa kết hôn vẫn có thể thực hiện khai sinh cho con. Khi đó, sẽ khai sinh cho trẻ theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ và trong giấy khai sinh không thể hiện tên của cha hoặc mẹ. Tuy nhiên nếu trường hợp cha mẹ chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có đầy đủ thông tin của cả cha và mẹ thì lúc này sẽ phải thực hiện đồng thời hai thủ tục là thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ và con.
Cơ sở, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản của các cơ quan y tế, các cơ quan giám định hoặc của các cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong hoặc ngoài nước mà có thể xác định, khẳng định được quan hệ cha con, quan hệ mẹ con như Giấy xét nghiệm ADN.
– Văn bản cam đoan giữa cha mẹ về mối quan hệ cha, mẹ, con trong đó có ít nhất 02 người là người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con nếu không có Giấy xét nghiệm ADN.
– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các bằng chứng, chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con như thư từ, băng đĩa, phim ảnh,….
Như vậy, xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất để xác định mối quan hệ cha con, mẹ con khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con mà chưa đăng ký kết hôn cho nên trường hợp này không bắt buộc khi chưa đăng ký kết hôn đều phải xét nghiệm ADN mới có thể làm khai sinh cho con có đầy đủ thông tin về cha và mẹ.
3. Thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của cha hoặc mẹ của trẻ thực hiện việc kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
– Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu một bên cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
4. Yêu cầu, điều kiện đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
Để cơ quan đăng ký hộ tịch tiến hành kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện cụ thể như sau:
– Việc nhận cha, mẹ, con hiện không có tranh chấp giữa các bên hay với bên thứ ba;
– Cả hai bên là bên nhận và bên được nhận cha, mẹ, con tại thời điểm đăng ký đều đang còn sống.
5. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, người có yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký khai sinh; Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Các tờ khai được áp dụng theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Đối với Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con phải có ý kiến của người mẹ. Tuy nhiên nếu hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn sau khi sinh con mà người con sinh sống cùng với người cha thì khi người cha làm thủ tục đăng ký nhận cha con nhưng không thể liên hệ được với người mẹ thì không cần lấy ý kiến của người mẹ.
Trường hợp có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì nội dung trong phần khai về người mẹ sẽ được ghi theo nội dung trên Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Trường hợp người cha không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì nội dung thông tin của mẹ sẽ được ghi theo thông tin do người cha cung cấp và người cha sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin này.
– Giấy chứng sinh do bệnh viện, cơ sở y tế cấp (cung cấp bản chính). Nếu không có Giấy chứng sinh theo quy định thì người yêu cầu phải nộp văn bản của người làm chứng với nội dung xác nhận về việc sinh trẻ. Nếu khi sinh mà không có người làm chứng thì người yêu cầu phải làm văn bản cam đoan về việc sinh con và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong văn bản cam đoan.
– Giấy Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/ Hộ chiếu và sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú/ giấy tờ đăng ký tạm trú của cha, mẹ (cung cấp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp có cầm theo bản chính để công chức Tư pháp – Hộ tịch tiến hành đối chiếu.
– Các chứng cứ, tài liệu, giấy tờ, đồ vật nhằm chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con bao gồm:
+ Văn bản của các cơ quan y tế, các cơ quan giám định hoặc của các cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong hoặc ngoài nước mà có thể xác định, khẳng định được quan hệ cha con, quan hệ mẹ con như Giấy xét nghiệm ADN.
+ Văn bản cam đoan giữa cha mẹ về mối quan hệ cha, mẹ, con trong đó có ít nhất 02 người là người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con nếu không có Giấy xét nghiệm ADN.
+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các bằng chứng, chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con như thư từ, băng đĩa, phim ảnh,…
+ Văn bản thừa nhận là con chung của vợ chồng nếu thuộc trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn và chưa được đăng ký khai sinh mà sau khi đăng ký kết hôn mới tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh. Lúc này thông tin về cha sẽ được ghi ngay vào trong Giấy khai sinh của con và không cần phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
6. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
6.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
6.2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ:
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu thực hiện thủ tục nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định.
– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra ban đầu đối với hồ sơ, đối chiếu các thông tin trong Tờ khai và xem xét tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ tiến hành viết giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả đồng thời chuyển cho người, cơ quan chuyên môn thụ lý hồ sơ và yêu cầu người nộp hồ sơ đóng lệ phí.
Việc đóng lệ phí được thực hiện như sau: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC lệ phí hộ tịch bao gồm lệ phí đăng ký khai sinh và lệ phí đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho địa phương của mình. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014 những người thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước đúng hạn hoặc những người là hộ nghèo; người khuyết tật; người thuộc gia đình có công với cách mạng thì sẽ được miễn lệ phí hộ tịch trong trường hợp này.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu người nộp hồ sơ không thể thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì cán bộ tiếp nhận lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ các loại giấy tờ, tài liệu, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đồng thời ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.
6.3. Đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ con:
Công chức Tư pháp – Hộ tịch hoặc chuyên viên Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật, nếu thấy việc đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp nào cả; các thông tin khai sinh của trẻ đầy đủ và phù hợp thì tiến hành báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trình Trưởng Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch, chuyên viên Phòng Tư pháp tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân đồng thời với việc ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con và cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ hộ tịch.
6.4. Trả kết quả:
Trao Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con bản chính cho người yêu cầu.