Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực hết sức quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng bài viết tìm hiểu tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài:
1.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:
– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định của pháp luật
– Căn cứ luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
+ Các Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
+ Các Ngành và nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
– Các Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế
+ Hình thức đầu tư
+ Phạm vi hoạt động đầu tư
+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo quy định
1.2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ và thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Thứ hai, Các Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và pháp luật của quốc gia và các vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan và phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định.
1.3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài:
– Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức như sau:
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài
+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó
+ Mua và bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài
+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
+ Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định của pháp luật
1.4. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài:
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, Nhìn chung pháp luật Việt nam đã loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia với các quy định với các nội dung đó cho thấy việc nhà nước khuyến khích tự do hóa đầu tư để phát triển nền kinh tế mở cửa hội nhập với các nước khác.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
Thứ nhất, Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020
Thứ hai, Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định của pháp luật nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ như sau:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu Tư 2020
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Đàu Tư 2020
Thứ Ba, Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của
Trong Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải
3. Tự do hóa đầu tư là gì?
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực hết sức quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, các quốc gia trên thể giới cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đã có những chính sách để thực hiện tự do hóa trong đầu tư.
Vậy tự do hóa đầu tư là gì? Có thể hiểu tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.
4. Các biện pháp tự do hóa đầu tư?
Để tự do hóa đầu tư một cách triệt để, mỗi quốc gia cần phải thực hiện những biện pháp (phương thức) sau:
– Mở rộng phạm vi danh mục những ngành, nghề, dịch vụ mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư, từ đó tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
– Từng bước loại bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Cụ thể là, khi các nhà đầu tư thuộc các nước là thành viên của tổ chức tiến hành đầu tư tại một quốc gia thành viên khác sẽ được hưởng những ưu đãi và nghĩa vụ như nhau. Có như vậy mới tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình dẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Đầu Tư 2020