Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thừa kế là gì? Phân tích các đặc điểm của pháp luật thừa kế?

Tư vấn pháp luật

Thừa kế là gì? Phân tích các đặc điểm của pháp luật thừa kế?

  • 12/06/202212/06/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    12/06/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thừa kế là gì? Quyền thừa kế là gì? Phân tích các đặc điểm của pháp luật thừa kế? Vài nét khái quát về thừa kế, quyền thừa kế và pháp luật thừa kế?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Thừa kế là gì? 
    • 2 2. Quyền thừa kế là gì?
    • 3 3. Đặc điểm của pháp luật thừa kế:

    1. Thừa kế là gì? 

    Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.

    Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người.

    2. Quyền thừa kế là gì?

    Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền của cá nhân để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác.

    Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định. Mặt khác, các quy phạm pháp luật ghi nhận và quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế.

    Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác . Những người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản ( trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

    Đối tượng của thừa kế là các tài sản , quyền tài sản thuộc quyền của người chết để lại ( trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên , một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế ( tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu…) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền được hưởng.

    3. Đặc điểm của pháp luật thừa kế:

    Thứ nhất: Pháp luật về thừa kế ra đời rất sớm.

    Ngay từ thời kỳ La Mã Cổ Đại  đã có pháp luật về thừa kế, PL Về TK thời kỳ này được khắc trên phiến đá để mọi người cùng hiểu mà làm theo. Khi nghiên cứu về vấn đề này các nhà khoa học pháp lý đã nhận định: “thừa kế là sự di chuyển tài sản của người chết cho một hoặc một số người sống khác. Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật của Nhà nước, xuất hiện trên cơ sở chấm dứt quyền sở hữu của một người đã chết và sự chuyển giao mang tính tổng thể tài sản của người đó cho những người còn sống..

    Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có thể đã tồn tại ở thời Hùng và  đa số các sử gia và các nhà luật học đều nhất trí rằng: “pháp luật nước ta đã có từ trước thời Lê và đã được điển chế đến thời Lý, Trần.” Như vậy, pháp luật về thừa kế Việt Nam đã xuất hiện từ lâu, nó trở thành một chế định quan trọng của pháp luật thời bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua các tài liệu về lịch sử của các sử gia, Bộ luật QTHL, dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ… Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế thời kỳ này chỉ bảo vệ giai cấp thống trị, củng cố, duy trì quyền sở hữu của những  người có của.

    Thứ hai: Pháp luật về thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về quyền sở hữu

    Xem thêm: Truất quyền thừa kế là gì? Truất quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự?

    Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, tồn tại song song trong mọi hình thức kinh tế – xã hội. Trong phạm vi một chế độ xã hội, hai phạm trù này gắn bó chặt chẽ với nhau mỗi phạm trù là tiền đề và cũng chính là hệ quả đối với nhau. Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó làm xuất hiện thừa kế thì đến lượt mình thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố và xác định quan hệ sở hữu.

    Nếu sở hữu và thừa kế là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau song song tồn tại bên nhau thì pháp luật về thừa kế với pháp luật về quyền sở hữu cũng có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Thông qua việc quy định hình thức sở hữu về tài sản của cá nhân và theo đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Hay nói cách khác, pháp luật về sở hữu là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật về thừa kế.Vì vậy, pháp luật về thừa kế luôn mang một bản chất giai cấp sâu sắc, nó luôn là phương tiện để duy trì, củng cố quyền sở hữu ở những xã hội mà chính bản thân nó đang tồn tại.

    Trong xã hội phong kiến hoặc trong xã hội chủ nô, những xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì pháp luật về thừa kế là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để duy trì sự bóc lột sức lao động người khác và củng cố địa vị xã hội của những người thừa kế. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hoá tư liệu sản xuất. Thừa kế là sự kế thừa thành quả lao động của cá nhân gia đình và các giá trị văn hoá của thế hệ này đối với thế hệ khác, nên pháp luật về thừa kế, trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thành quả lao động của họ được chuyển sang cho những người thừa kế của họ.

    Mặt khác, pháp luật về thừa kế còn là một trong những phương tiện để củng cố và phát triển các quan hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế, qua đó góp phần bảo đảm quyền sở hữu chính đáng mọi cá nhân trong xã hội.

    khai-quat-ve-thua-ke-theo-phap-luat-dan-su-viet-nam%281%29

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển Nhà nước và pháp luật của chế độ tư hữu thì sở hữu và thừa kế đều là những phạm trù pháp luật và giữa chúng có  mối quan hệ mật thiết với nhau.

    Thứ ba: Pháp luật về thừa kế tập trung chủ yếu trong Bộ luật Dân sự, ngoài ra còn được quy định ở một số văn bản liên quan.

    Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của Bộ luật Dân sự, như đều là xuất phát từ quan hệ tài sản, đều phản ánh một cách sinh động phong tục, tập quán, đạo đức của người Việt Nam, là công cụ pháp lý quan trọng bảo đảm sự bình đẳng tự nguyện và an toàn pháp lý của các chủ thể, đáp ứng nhu cầu vật chất, và tinh thần của các thành viên trong xã hội…

    Xem thêm: Con riêng của chồng có được quyền hưởng thừa kế không?

    Do đó, đa số các quy phạm pháp luật về thừa kế được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, do quan hệ thừa kế cũng có mối quan hệ chặt chẽ với quan hệ về sở hữu, quan hệ hôn nhân huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ đất đai… cho nên các quy định pháp luật về thừa kế còn được quy định rải rác trong một số văn bản liên quan như Luật Đất đai, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật hôn nhân gia đình…

    Thứ tư: Pháp luật về thừa kế được quy định tương đối toàn diện và có kết cấu chặt chẽ.

    Khi xây dựng PLVTK chúng ta đã học tập nhiều kinh nghiệm của cha ông và các nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Nga… vì vậy, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam tương đối toàn diện có cấu trúc chặt chẽ. Pháp luật về thừa kế được chia thành 5 nhóm.

    Ngoài nhóm (1) quy định vấn đề chung về thừa kế, làm cơ sở để dẫn chiếu các nhóm quy định cụ thể. Trong mỗi nhóm cụ thể đều có các quy định chung quy định các vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của phần đó, sau đó mới quy định các vấn đề chi tiết, các cấu trúc này thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật về thừa kế.

    Xem thêm: Nguyên tắc pháp luật thừa kế là gì? Các nguyên tắc của luật thừa kế?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.245 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bộ luật thừa kế

    Quyền thừa kế

    Thừa kế theo pháp luật


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Những trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?

    Những trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?

    Thừa kế theo pháp luật là gì? Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật?

    Thừa kế theo pháp luật (Inheritance according to the law) là gì? Thừa kế theo pháp luật tiếng Anh là gì? Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật? Cách chia thừa kế theo pháp luật?

    Người thừa kế là gì? Những người được thừa kế theo pháp luật là ai?

    Người thừa kế là gì? Người thừa kế tiếng Anh là gì? Người thừa kế theo di chúc? Những người thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp thừa kế theo pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế? Quy định về di chúc và người lập di chúc thừa kế? Thời hiệu thừa kế?

    Đối tượng được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?

    Đối tượng được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân? Công ty, tổ chức có là đối tượng hưởng thừa kế trong pháp luật dân sự hay không?

    Con riêng có được hưởng thừa kế? Quyền thừa kế của con ngoài giá thú?

    Con riêng có được hưởng thừa kế? Quyền thừa kế của con ngoài giá thú? Con rơi ở ngoài có được hưởng thừa kế của bố để lại không?

    Quyền thừa kế của con nuôi? Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?

    Quyền thừa kế của con nuôi? Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ? Con nuôi có được hưởng thừa kế từ bố mẹ nuôi không? Quy định về quyền thừa kế của con nuôi?

    Con chưa ra đời có được thừa kế? Thai nhi có được hưởng thừa kế không?

    Con chưa ra đời có được thừa kế? Thai nhi có được hưởng thừa kế không? Quyền được hưởng di sản thừa kế của thai nhi, con chưa ra đời?

    Người nào đương nhiên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

    Người nào đương nhiên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế không?

    Con gái đã đi lấy chồng có được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ đẻ?

    Con gái đã đi lấy chồng có được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ đẻ? Có phân biệt con trai và con gái khi hưởng di sản thừa kế không? Con trai có được hưởng nhiều hơn không?

    Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?

    Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không? Trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Phong cách thiết kế nội thất Loft là gì? Nguồn gốc và đặc trưng?

    Phong cách thiết kế nội thất Loft là gì? Nguồn gốc và đặc trưng? Ưu điểm và nhược điểm của phong cách thiết kế nội thất Loft?

    Plank là gì? Tác dụng của Plank với nam và nữ giới?

    Plank là gì Tác dụng của Plank với nam và nữ giới? Điều gì khiến Plank trở nên đặc biệt? Các loại Plank phổ biến?

    Infographic là gì? Lịch sử và tiện ích của Đồ họa thông tin?

    Đồ họa thông tin là gì? Lịch sử và tiện ích của Đồ họa thông tin? Những điều lưu ý khi làm một Inforgraphic? Lợi ích của đồ họa thông tin trong tiếp thị?

    Graphic Design là gì? Nghề thiết kế đồ họa công việc thế nào?

    Nghề thiết kế đồ họa là gì? Nghề thiết kế đồ họa công việc thế nào? Graphic Design trong tiếng Việt là gì? Tương lai của ngành thiết kế đồ họa

    Đồ họa là gì? Các loại hình đồ họa? Ứng dụng của đồ họa?

    Đồ họa là gì? Các loại hình đồ họa? Ứng dụng của đồ họa? Cách ứng dụng đồ họa trong marketing?

    Ngành thiết kế đồ họa là gì? Nên học không? Ra trường làm gì?

    Ngành thiết kế đồ họa là gì? Nên học không? Ra trường làm gì? Lộ trình thăng tiến trong ngành thiết kế đồ họa? Yêu cầu công việc thiết kế đồ họa?

    Ví Airpay là gì? Tính năng và hướng dẫn sử dụng ví Airpay?

    Ví Airpay là gì? Tính năng và hướng dẫn sử dụng ví Airpay? Nhược điểm của Ví Airpay? Ví điện tử AirPay có an toàn không?

    Phong cách lãng mạn Romanticism là gì? Đặc điểm thiết kế?

    Phong cách lãng mạn Romanticism là gì? Đặc điểm thiết kế phong cách lãng mạn Romanticism? Một số lưu ý đối với phong cách lãng mạn Romanticism?

    Kinh tế quốc tế là gì? Tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế?

    Kinh tế quốc tế là gì? Tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế?

    Cơ cấu là gì? Khái niệm cơ cấu trong một số lĩnh vực cụ thể?

    Cơ cấu là gì? Một số khái niệm cơ cấu trong các lĩnh vực? Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức?

    Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa và lấy cao răng?

    Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại của cao răng? Cách lấy cao răng huyết thanh? Các cách phòng ngừa sự hình thành cao răng?

    Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì? Biểu hiện, nguyên nhân?

    Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì? Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em? Phương hướng xử lý với bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em?

    Tương tác thuốc là gì? Danh sách các cặp tương tác thuốc?

    Tương tác thuốc là gì? Danh sách các cặp tương tác thuốc?

    Niềng răng là gì? Phương pháp và lợi ích niềng răng mang lại?

    Niềng răng là gì? Các phương pháp niềng răng:4. Các tác dụng niềng răng? Độ tuổi thích hợp để niềng răng?

    Xơ hóa gan là gì? Nguyên nhân và các cấp độ xơ hóa gan?

    Xơ hóa gan là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của xơ hóa gan? Phương pháp chẩn đoán các cấp độ của xơ hóa gan?

    Niêm mạc là gì? Vai trò của niêm mạc với cơ thể thế nào?

    Niêm mạc là gì? Vai trò của niêm mạc? Các loại niêm mạc trong cơ thể?

    Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

    Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân gây viêm amidan? Phương pháp điều trị viêm amidan? Các phòng ngừa viêm amidan?

    Tiền sản giật là gì? Sản giật là gì? Dấu hiệu tiền sản giật là gì?

    Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân tiền sản giật khi mang thai? Biến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và thai nhi? Sản giật là gì?

    Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là gì? Phẫu thuật khi nào?

    Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là gì? Khi nào cần phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành?

    Vòng tránh thai là gì? Phân loại và ưu nhược điểm từng loại?

    Vòng tránh thai là gì? Vòng tránh thai trong tiếng Anh là gì? Các loại vòng tránh thai và ưu nhược điểm cụ thể?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá