Hạn mức đất là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao,nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa.
1. Khái niệm về hạn mức đất,hạn mức giao đất.
Theo quy định của Luật Đất Đai 1993,có thể hiểu về khái niệm hạn mức đất như sau :
“Đó là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao,nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa.”
Với quy định này thì có thể coi hạn mức đất là hạn mức sử dụng đất trên thực tế.
“Luật đất đai năm 2013” quy định về hạn mức đất tại Điều 70 với thuật ngữ “hạn mức giao đất” nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình,cá nhân sử dụng,tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn,đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình,cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
Như vậy,hạn mức giao đất theo quy định tại Điều 70 của “Luật đất đai năm 2013” có thể hiểu là: Diện tích đất tối đa mà hộ gia đình,cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà Nước giao sử dụng vào mục đích nông,lâm nghiệp.
2. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế,ý nghĩa về mặt xã hội xuất phát từ những lý do sau :
- Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp,có hơn 70% dân số làm nghề nông; đất đai,đặc biệt là đất nông nghiệp chính là nguồn sống,là điều kiện để sinh tồn và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vì vậy để đảm bảo cho người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu,tránh tình trạng tích tụ tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hóa giai cấp ở nông thôn thì việc quy định hạn mức đất là hết sức cần thiết trong cơ chế thị trường tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội;
- Việc quy định hạn mức đất hợp lý sẽ cho phép sự tích tụ tập trung đất đai phù hợp khuyến khích những người lao động giỏi bằng khối óc và bàn tay lao động của mình có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng;
- Việc cho phép tích tụ tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn múc sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển,góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hiện nay,có quan điểm cho rằng pháp luật không nên quy đình về hạn mức đất vì như vậy sẽ là nguyên nhân cản trở phát triển hàng hóa,làm hạn chế sự phát triển mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên,kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế,dân số và lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số lao động thì chế độ hạn điền mới có thểxóa bỏ được. Cần khẳng định rằng trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam,việc quy định hạn mức đất vẫn là cần thiết nhưng cần duy trì nó như thế nào để không trở thành một yếu tố cản trở sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp mới là điều cần bàn.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Hạn mức đất ở khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở
– Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình