Khái quát nội dung về pháp luật phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014
Khái quát nội dung về pháp luật phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
1.Đối tượng áp dụng Luật phá sản
Theo Điều 2 Luật phá sản 2014: đối tượng áp dụng Luật phá sản là doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, từ công nghiệp đến xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ kể cả tổ chức tín dụng,… khi lâm vào tình trạng phá sản sẽ giải quyết theo quy định, trình tự của Luật phá sản.
Chủ thể không thuộc đối tượng áp dụng Luật phá sản là hộ kinh doanh. Đây là chủ thể kinh doanh không có tư cách doanh nghiệp mà với tư cách cá nhân vì thế không thuộc đối tượng áp dụng Luật phá sản. Khi kinh doanh thua lỗ, cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đến khi hết nợ. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động thông qua việc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký đã cấp.
2. Mục đích ban hành Luật phá sản:
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ: Theo các quy định của Luật phá sản thì khi doanh nghiệp mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ, thì chủ nợ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp để bán toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ. Hơn nữa Luật phá sản còn đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ nợ trong việc đòi nợ, theo đó tất cả các chủ nợ không bảo đảm đều phải đợi đến khi Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì mới cùng nhau được chia số tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản theo tỷ lệ.
– Bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp mắc nợ: Luật phá sản không những bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà còn bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp mắc nợ. Nhờ có pháp luật về phá sản với quan điểm kinh doanh là mang lại lợi ích cho xã hội; đồng thời kinh doanh là công việc rất khó khăn đầy rủi ro; do đó pháp luật phải đối xử nhân đạo với người kinh doanh bị phá sản, không được truy cứu pháp luật nếu họ không phạm tội; ngăn cấm các chủ nợ có hành vi xúc phạm đến thể xác hay tinh thần của họ, tạo điều kiện cho con nợ khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất kinh doanh, chỉ khi nào không thể cứu vãn nổi mới tuyên bố phá sản.
– Bảo vệ lợi ích của người lao động: Sự bảo vệ của Luật phá sản đối với người lao động thể hiện ở chỗ pháp luật cho phép người lao động được quyền làm đơn yêu cầu hoặc phản đối Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà mình đang làm; được cử đại diện của mình tham gia tổ quản lý tài sản và tổ thanh toán tài sản, được tham gia Hội nghị chủ nợ, được ưu tiên thanh toán trước từ tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản.
– Bảo đảm trật tự xã hội: Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn thu được càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ. Khi đó nếu không có luật thì sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa các chủ nợ với nhau, giữa chủ nợ và con nợ. Bằng việc giải quyết công bằng, thoả đáng các mối quan hệ này, pháp luật về phá sản doanh nghiệp góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể xảy ra, nhờ đó đảm bảo trật tự kỷ cương của xã hội.
– Góp phần cơ cấu lại nền kinh tế: Phá sản bao giờ cũng gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nhất định, trong đó có cả những hậu quả tích cực như 1 giải pháp hữu hiệu để cơ cấu lại nền kinh tế vì nó là sự đào thải tự nhiên đối với các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Luật phá sản là cơ sở pháp lý để xoá bỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.
3 .Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
Theo điều 8 Luật phá sản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là Tòa án. Cụ thể:
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia phá sản ở nước ngoài.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
+ Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án sơ thẩm khu vực có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản không thuộc quy định trên đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân đó.
Đại diện cho Tòa án giải quyết thẩm quyền phá sản là Thẩm phán tiến hành phá sản. Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 9 Luật phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên canh Thẩm phán còn có cá nhân, tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, cụ thể:
+ Quản tài viên: Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm luật sư, kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm ít nhất 05 năm trong các lĩnh vực trên. Điều kiện được hành nghề quản tài viên là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
+ Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gồm công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là quản tài viên, doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là quản tài viên, đồng thời là giám đốc. Luật phá sản cũng quy định những cá nhân không được hành nghề quản tài viên tại Điều 13 luật này. Đây là điểm khác biệt cơ bản của Luật phá sản 2014 so với Luật phá sản 2004, vì theo Luật phá sản 2004 thì việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản thuôc thẩm quyền của tổ chức quản lý thanh lý tài sản đó. Do thành phần gồm nhiều đối tượng và hoạt động không chuyên nghiệp nên tổ chức quản lý, thanh lý tài sản không phát huy được vai trò của mình khi giải quyết phá sản. Hiện nay, theo Luật phá sản 2014, việc quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện bởi chủ thể chuyên trách là quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản; vì thế có thể phát huy tốt vai trò cuả các chủ thể này trong quá trình giải quyết phá sản.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
– Pháp luật doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ
– Điều kiện doanh nghiệp tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài