Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể luật quốc tế. Vậy tập quán quốc tế là gì? Áp dụng tập quán quốc tế khi nào? Cùng bài viết tìm hiểu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tập quán quốc tế là gì?
Tập quán quốc tế là hình thực biểu hiện các nguyên tắc ứng xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc với mình. Tập quán quốc tế được coi là nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm: quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.
Theo quan điểm truyền thống thì một tập quán quốc tế được coi là quy phạm là nguồn của luật quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện và các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế:
Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện, được áp dụng với tính chất là quy tắc xử sự chung, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải trên biển quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ quốc tế đây chỉ là quy tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.
Thứ hai, quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế và phải lặp đi, lặp lại nhiều lần, trải qua quá trình dài lâu và được các quốc gia thoả thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình. Kể từ đó tập quán quốc tế trở thành quy phạm pháp lý quốc tế.
Tập quán quốc tế được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, lúc đầu được thể hiện thành những quy tắc xử sự chung, do một hay một số quốc gia đưa ra, có thể thông qua tuyên bố của các cơ quan nhà nước hoặc những người lãnh đạo cao nhất của quốc gia, sau đó được các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và trở thành tập quán pháp lý quốc tế. Quá trình hình thành tập quán pháp lý quốc tế là rất dài lâu và liên tục. Luật quốc tê không chỉ rõ thời gian thời gian cần thiết là bao lâu để hình thành một quy phạm tập quán, trong những thế kỷ trước người ta vẫn thường cho rằng thời gian đó là 50 – 100 năm hoặc nhiều hơn nữa.
Theo quan điểm mới thì trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế. Trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế bao gồm:
Quy phạm thứ nhất mang tính truyền thống, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế quốc tế và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý ràng buộc mình.
Loại quy phạm thứ hai bao gồm các quy tắc xử sự được ghi nhận, trong một số văn kiện, được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán quốc tế.
Con đường hình thành bao gồm từ thực tiễn sinh hoạt đến việc áp dụng lặp đi lặp lại các quy tắc và thừa nhận pháp lý, thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế, thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.
Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể luật quốc tế cũng như từ sự đồng tình với các nghị quyết mà nội dung nó tuyên bố về sự tồn tại thực tế của quy phạm pháp lý quốc tế. Qua đó sẽ có nhiều cách hình thành khác nhau như : tuyên bố đơn phương của một quốc gia, tuyên bố chung, thông cáo chung, từ phán quyết của toà án quốc tế liên hợp quốc, từ điều ước quốc tế, từ nghị quyết của tổ chức quốc tế (chủ yếu là liên hợp quốc).
2. Điều kiện để trở thành tập quán quốc tế:
Những thói quen quốc tế sẽ được công nhận và trở thành tập quán quốc tế khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:
– Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên.
– Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất.
– Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Thông thường, các tập quán quốc tế được chia thành 3 nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực.
Cùng với pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, tập quán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế với tư cách là nguồn luật. Tập quán quốc tế là thói quan quốc tế được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong quan hệ quốc tế chấp nhập một cách phổ biến. Như vậy, không phải bất cứ tập quán quốc tế nào cũng có thể được coi là nguồn luật của pháp luật quốc tế. Tập quán quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật quốc tế khi nào thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định.
Cơ sở pháp lý để xác định tập quán quốc tế là nguồn của luật quốc tế. Tập quán quốc tế là thói quen được hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục. Tính lâu đời và liên tục trong việc áp dụng tập quán quốc tế là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định tập quán là nguồn của pháp luật quốc tế,
Tập quán quốc tế phải có nội dung cụ thể rõ ràng. Do tính chất đặc thù của sự hình thành tập quán quốc tế là nó thường được ghi nhận một cách cụ thể (nếu có thì nó thường được ghi nhận trong các án lệ) cho nên nếu một tập quán quốc tế không có nội dung rõ ràng thì tập quán đó không thể coi là nguồn của luật quốc tế. Bởi vì tính rõ ràng và cụ thể của tập quán quốc tế không những là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể thực quyền và nghĩa vụ của mình (nếu họ thỏa thuận dẫn chiếu đến) mà nó là cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Tập quán quốc tế là thói quen duy nhất trong quan hệ quốc tế. Tính duy nhất của tập quan quốc tế là cơ sở để loại trừ những trường hợp có nhiều thói quen có tên gọi giống nhau nhưng khác nhau về nội dung được dùng cho một giao dịch quốc tế. Tiêu chí này là cơ sở để xác định một cách chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên khi họ thỏa thuận dẫn chiếu đến một tập quán quốc tế.
Tập quán quốc tế phải được đại đa số các chủ thể trong quan hệ quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận. Tập quán quốc tế nếu không được hầu hết các chủ thể trong kinh doanh quốc tế biết đến và chấp nhận thì sẽ không được coi là nguồn của luật quốc tế. Điều này thể hiện tính phổ biến và tính pháp lý của tập quán quốc tế khi nó là nguồn của công pháp quốc tế. Dựa vào tính chất này mà trên thực tế, cơ quan xét xử có thể tiến hành giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế một cách công bằng và hợp lý. Trong trường hợp tranh chấp phát sinh nhưng hợp đồng do các bên ký kết không có điều khoản cụ thể về việc giải quyết tranh chấp đồng thời luật trong nước và điều ước quốc tế liên quan cũng không có quy phạm điều chỉnh thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết.
3. Một số vấn đề pháp lý về Incoterms:
Thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, và hầu hết các quốc gia đều tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thương mại quốc tế đem lại cơ hội tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo cho các quốc gia, nếu được hoạch định và thực thi qua các chính sách đúng đắn và tinh tế. Có nhiều Hiệp định cấp quốc tế, khu vực và song phương phương liên quan xúc tiến Thương mại quốc tế.
Incoterms (International Commercial Terms) là các quy tắc chính thức của International Chamber of Commerce – ICC (Phòng thương mại quốc tế), Incoterms 2020 cập nhật hóa mới nhất để đáp ứng sự phát triển của thương mại quốc tế, với cân nhắc các thực tiễn:
– Việc sử dụng ngày càng rộng rãi thông tin liên lạc điện tử trong kinh doanh.
– Các quan tâm về an ninh trong thương mại hàng hóa và thực tiễn hiện đại áp dụng trong vận tải.
– Quan điểm về vai trò bình đẳng giữa người mua và người bán.
– Đơn giản hóa và làm rõ hơn nội dung của các điều kiện thương mại và giảm số điều kiện từ 13 xuống 11.
Incoterms là một loạt các điều khoản thương mại được quốc tế công nhận, được Phòng Thương mại quốc tế xuất bản, và được sử dụng rộng rãi trong các
Các quy tắc được sửa đổi để phản ánh sự mở rộng của các khu vực mậu dịch tự do, việc sử dụng các phương tiện giao tiếp điện tử, các quan ngại về an ninh sau sự kiện 11 tháng 9 và những biến đổi gần đây trong vận tải và thương mại quốc tế kể từ lần sửa đổi năm 2010.
Các quy tắc mới đã được xuất bản vào ngày 10 tháng 9 năm 2019. Incoterms 2020 là bộ điều khoản hợp đồng quốc tế thứ chín do Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản, với bộ đầu tiên được xuất bản vào năm 1936. Incoterms 2020 xác định 11 quy tắc, con số tương tự như được định nghĩa bởi Incoterms 2010. Một quy tắc của phiên bản 2010 (“Giao tại nhà ga”; DAT) đã bị xóa và được thay thế bằng quy tắc mới (“Giao tại nơi chưa tải”; DPU) trong quy tắc năm 2020.