Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật là gì? Khái niệm, nội dung, các hình thức về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
Dưới góc độ luật học, TGPL là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người, cụ thể hơn thì đây là một quyền cụ thể của quyền tiếp cận tư pháp (hay tiếp cận công lý) đã được khẳng định trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (UDHR) 1948 sau khi toàn thể nhân loại đã phải chứng kiến nhiều hoạt động vi phạm, áp bức, bóc lột con người đã xảy ra trên khắp thế giới.
Theo Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) TGPL là hoạt động tư vấn pháp lý, hỗ trợ và/hoặc đại diện pháp lý với chi phí thấp hoặc miễn phí cho người được chỉ định là đủ điều kiện được hưởng việc đó”,…Diễn giải cho định nghĩa này, “TGPL” được xem như hoạt động do luật sư hay nhân viên pháp chế (paralegal) tiến hành các hoạt động như
Cho nên, bản chất của vấn đề là việc bảo đảm những yêu sách chính đáng của cá nhân hoặc nhóm người nhất định về việc được tiếp cận hệ thống dịch vụ tư vấn pháp lý dựa trên quy định của pháp luật. Theo đó, TGPL là kênh quan trọng để giúp NKT và các nhóm yếu thế khác tiếp cận công lý, được
Liên quan đến thuật ngữ “bảo đảm”, theo từ điển tiếng Việt, bảo đảm có ý nghĩa là chỉ sự chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết để đạt được một kết quả đã được đặt ra; hay theo tiếng Hán, “bảo đảm” gồm hai thành tố bảo có ý nghĩa là chịu trách nhiệm, tiến hành và bảo vệ, cam kết thực hiện. Theo đó, khi sử dụng trong tiếng Anh, nghĩa của từ ngữ này tương đương với các thuật ngữ “ensure”, “guarantee”, tức là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn và xác định được hoặc tạo đầy đủ những cơ sở cần thiết để thực hiện một công việc nhất định.
Khi xem xét thuật ngữ trên theo góc độ của một ngành khoa học – khoa học pháp lý liên quan đến quyền và lợi ích của con người song hành với hoạt động quản lý, quản trị của cơ quan Nhà nước, được hiểu là sự đánh giá về tính hiệu quả khi thiết lập, vận hành hoạt động một hệ thống/cơ quan chuyên trách và thực thi hệ thống các quy tắc, quy phạm hay thủ tục có liên quan cần thiết nhằm thúc đẩy, thực thi, bảo vệ quyền con người.
Sự bảo đảm quyền này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, được xem như là “điểm nút” tháo gỡ hay là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà các cơ quan Nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của NKT.
Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú và luôn tuân thủ theo một trình tự rõ ràng và nhất quán. Trước hết là xác định đối tượng, phạm vi, nguyên tắc điều chỉnh…để ban hành các quy phạm cụ thể, rõ ràng – được gọi thể chế. Sau đó là tiến hành tổ chức thành lập, vận hành một hệ thống cơ quan chuyên môn – được gọi là thiết chế, để thực thi các chức năng, nhiệm vụ đã được phân giao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng tranh chấp, sự mâu thuẫn, đối lập về quyền và lợi ích hay có sự xâm hại từ phía cơ quan công quyền hoặc từ các chủ thể khác trong xã hội nhằm khôi phục, bảo vệ tính nguyên vẹn cho các quyền lợi tác động.
Vì vậy, có thể quan niệm: Bảo đảm quyền được TGPL của NKT được xem như một cơ chế điều chỉnh/bảo đảm pháp luật” – tổ hợp các yếu tố do pháp luật quy định như chủ thể của quan hệ pháp luật, các quy tắc xử sự, trình tự, thủ tục xác lập quan hệ pháp luật… có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong thực tiễn nhằm làm phát sinh một kết quả – thừa nhận và bảo vệ được các quyền và lợi ích cho NKT, mong muốn theo ý chí của nhà nước.
2. Nội dung của bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
2.1. Chủ thể thụ hưởng quyền từ việc bảo đảm quyền được TGPL của NKT:
Chủ thể hưởng thụ quyền được sử dụng trong luận văn là NKT. Lý giải cho sự lựa chọn này, có một số các lý do như sau:
Theo Tổng cục Thống kê, nước ta có khoảng 6,2 triệu NKT, chiếm 7,06% số dân từ hai tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Tính đến cuối năm 2019, có gần ba triệu NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật. Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng lên theo tuổi, tỷ lệ của nữ cao hơn nam. Tỷ lệ khuyết tật khu vực nông thôn cao hơn gần 1,5 lần so với khu vực thành thị. Ngoài ra, theo một báo cáo khác có liên quan được thực hiện bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), NKT hiện chiếm khoảng 10% tổng số thành viên nhân loại…
Đây được xem là con số không hề nhỏ khi tiếp cận vấn đề theo cách bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng có “khiếm khuyết, nhược điểm” về sức khỏe, thể chất. Người khuyết tật thuộc những nhóm cộng đồng người có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao bị tổn thương về quyền con người và bởi vậy cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác”. Theo cách định nghĩa trong trang sách số chín của Bộ luật xã hội Cộng hòa Liên bang Đức – Người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 06 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội.
Vì vậy, khi đặt vào vị trí là NKT – thuộc “đối tượng yếu thế” sẽ rất cần sự trợ giúp từ người khác cho một hoặc một số hoạt động đời sống hàng ngày, cho nên, khi gặp phải những vấn đề vướng mắc về pháp luật hay khi tham gia tố tụng hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thường gặp nhiều khó khăn, phải chịu nhiều thiệt thòi, cho nên không tự bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp cho chính bản thân. Chính vì vậy, rất cần những chính sách phù hợp trong thực thi các quyền và lợi ích đã được pháp luật thừa nhận.
Ngoài ra, NKT cũng thường là nạn nhân của nhiều hành vi vi phạm pháp luật, bị xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp. Căn cứ theo nhiều số liệu thống kê, báo cáo từ nhiều nguồn thông tin trên thế giới và căn cứ theo quy định tại Việt Nam hay của các quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, cho thấy người thụ hưởng quyền được TGPL là những người hay nhóm người được xác định như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người nghèo…trong xã hội vì nhiều lý do nên không có khả năng tiếp cận các dịch vụ/hoạt động liên quan đến tư vấn, thực hiện thủ tục pháp lý để bảo vệ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người khi có sự kiện pháp lý xảy ra. Với những khó khăn và ảnh hưởng, những đối tượng này cần có sự trợ giúp về pháp lý, kinh tế… nhằm khắc phục những hạn chế/thiếu sót phần nào trong việc bảo đảm quyền để tạo cơ hội tối đa cho trong sự phát triển chung của toàn xã hội hay cho chính bản thân họ.
2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động bảo đảm quyền TGPL của NKT:
– Chủ thể tiến hành hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT do Nhà nước thực hiện hoàn toàn, tức là được thực hiện bởi những cá nhân hay tổ chức nhân danh/nhận được sự ủy quyền của cơ quan Nhà nước hay làm việc trong khu vực công trực tiếp thực hiện hoạt động, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và làm việc theo sự phân công, chỉ định khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình này có thể gây ra sự quá tải, tạo áp lực cho người thực hiện TGPL của Nhà nước, trong một số trường hợp, cơ quan TGPL của Nhà nước không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL của người dân, thậm chí có thể phải từ chối yêu cầu TGPL hoặc khó bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình xử lý vụ việc do mối quan hệ giữa cơ quan TGPL của Nhà nước và các cơ quan tố tụng trong cùng hệ thống bộ máy của Nhà nước hay gây áp lực cho ngân sách nhà nước khi phải đảm bảo nguồn kinh phí lớn để duy trì hoạt động…. Hiện nay, Phillipine, Achentina là các nước theo mô hình này.
– Chủ thể tiến hành hoạt động bảo đảm quyền TGPL của NKT do luật sư tư (luật sư hành nghề tự do) thực hiện TGPL và được trả thù lao theo vụ việc. Đối với hình thức hoạt động này, cơ quan Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TGPL, xây dựng kế hoạch, chính sách, xem xét điều kiện TGPL, giao vụ việc cho luật sư và các tổ chức xã hội thực hiện, nghiệm thu vụ việc và thanh toán thù lao cho người thực hiện TGPL. Các luật sự này là thành viên của Hội luật sư, ký kết hợp đồng với tổ chức TGPL và hưởng kinh phí theo từng vụ việc TGPL. Kinh phí theo biểu bảng do Nhà nước quy định đối với từng trường hợp.
Điểm hạn chế của mô hình này là: mặc dù Nhà nước không thành lập hệ thống các cơ quan TGPL của mình để quản lý và thực hiện TGPL nhưng phải đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin quản lý vụ việc rất hiện đại và khá tốn kém để thống nhất cho công tác điều hành; tiếp theo là chi phí chi trả cho luật sư tư cần đảm bảo tính dung hòa” giữa nhu cầu cá nhân và việc phân bổ ngân sách Nhà nước; việc quản lý, đánh giá vụ việc và chi trả thù lao cho luật sư tư và tổ chức xã hội khá phức tạp, đòi hỏi cơ quan TGPL và các luật sư phải có sự hỗ trợ mẽ của công nghệ thông tin; do chỉ sử dụng đội ngũ luật sư tư cho nên không có cơ chế ràng buộc luật sư thực hiện TGPL ổn định, lâu dài vì luật sư hành nghề tự do; với một số luật sư thì TGPL không phải là công việc ưu tiên của họ… Hiện nay, có rất nhiều quốc gia phát triển hoạt động theo hình thức này như Indonesia, Hungary, Ý, Tây Ban Nha….
– Chủ thể tiến hành hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT là sự kết hợp từ hai mô hình trên (mô hình hỗn hợp): là sự kết hợp của Nhà nước và các luật sư tư, các tổ chức xã hội vừa có đội ngũ người thực hiện TGPL của Nhà nước nên Nhà nước bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL của người dân ở những địa bàn khác nhau (ngay cả vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc có rất ít luật sư tư), không bị quá lệ thuộc vào đội ngũ luật sư tư; và vừa đồng thời, Nhà nước có thể chủ động điều phối các nguồn lực (kể cả nhân lực và kinh phí) ở mọi thời điểm, bảo đảm cho công tác TGPL phát triển ổn định và hiệu quả, thông qua đó Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm công tác TGPL của Nhà nước. Các quốc gia lựa chọn mô hình có thể liệt kê như Phần Lan, Nhật Bản, Ailen, bang Victoria, Queensland (Úc), Mỹ, Nam Phi, Hàn Quốc…..
3. Hình thức hoạt động liên quan đến bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người khuyết tật:
Hình thức hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT là cách thức mà chủ thể tiến hành hoạt động TGPL thực hiện cho đối tượng thụ hưởng để xử lý các sự việc pháp lý phát sinh một cách hiệu quả nhất. Các phương thức hoạt động rất đa dạng và căn cứ theo các quy định hiện hành tại các Điều ước quốc tế, văn bản pháp lý của mỗi quốc gia, có thể liệt kê một số các hoạt động bảo đảm quyền TGPL của NKT như: quyền được chăm sóc sức khỏe (khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng), trợ cấp xã hội, được học tập, học nghề, tạo việc làm, tham gia các hội của người khuyết tật … Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tại trụ sở của Trung tâm hoặc tại cơ sở thông qua Chi nhánh của Trung tâm, qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
Hoạt động truyền thông về pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này cũng được đẩy mạnh để giúp họ dễ dàng biết quyền được trợ giúp pháp lý của mình và tiếp cận với hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí. Các Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan thông tin, phổ biến về các chính sách ưu đãi đối với người khuyết tật trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình và các chương trình giải đáp pháp luật; tổ chức nói chuyện pháp luật cho người khuyết tật; phát miễn phí tờ gấp pháp luật giới thiệu về chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật và người nhiễm chất độc màu da cam, trong đó có các tình huống pháp luật gần gũi và có liên quan thiết thân đối với người khuyết tật; đặt biển thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật và người nhiễm chất độc màu da cam tại các địa phương và Câu lạc bộ người khuyết tật ở các xã…