Kể từ 1-7-2015, theo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa mới được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới được xem là doanh nghiệp nhà nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi về những sự phản đối phải gặp khi thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và vì sao có sự phản đối này.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khái niệm doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, đây là khái niệm mới sẽ có hiệu lực vào 1/7/2015. Với sự thay đổi từ khái niệm doanh nghiệp Nhà nước đổi thành khái niệm doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ mặt định nghĩa này có thể mang lại sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần doanh nghiệp, đặc biệt đem lại sự công bằng cho doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên khái niệm mới vẫn mắc phải sự phản đối, vướng mắc đối với các chủ thể doanh nghiệp. Sở dĩ có sự phản đối đó là bởi vì:
+ Thứ nhất: Định nghĩa doanh nghiệp Nhà nước thay đổi, các doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp thời với sự thay đổi đó. Nhà nước đang nắm giữ 51% thì nay bỗng nắm giữ toàn bộ 100% vốn điều lệ.
+ Thứ hai: Trước đây nhà nước chỉ can thiệp ít nhưng giờ Nhà nước can thiệp vào lớn
+ Thứ ba: Thực tế cho thấy, quyền hạn của những người đang được giao quản lý vốn nhà nước hay điều hành các DNNN đã được cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn còn sở hữu chi phối đang trở nên quá lớn, trong khi trách nhiệm đang mù mờ hơn bao giờ hết. Nếu cơ quan nhà nước can thiệp vào thì họ lấy cớ là vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do Nhà nước chiếm sở hữu chi phối nên những người điều hành thực chất không bị chi phối hay giới hạn gì cả, nhất là khi họ đã có sự “đảm bảo” nào đó từ những người có thẩm quyền cao hơn. Hệ lụy của vấn đề này có khả năng sẽ rất lớn và sự thất thoát tài sản công, sự lãng phí nguồn lực có thể sẽ rất lớn.
+ Thứ tư: Khả năng can thiệp thực tế của các cơ quan nhà nước dựa trên tỷ lệ vốn lớn hơn so với các cổ đông chiến lược khác khi bỏ phiếu tại hội đồng quản trị doanh nghiệp là rất lớn. Người đại diện chủ sở hữu nhà nước có thể áp đặt ý chí của mình và gạt bỏ ý kiến các nhà đầu tư khác. Đó cũng là lý do các cổ đông chiến lược rất dè dặt khi đầu tư vào những DNNN mà Nhà nước còn nắm tỷ lệ cổ phần áp đảo ngay khi DNNN đó rất hấp dẫn về mặt lợi nhuận hay vị thế trên thị trường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Thứ năm: Các nhà đâu tư đang thoải mái trên thị trường đầu tư, nay nhà nước can thiệp lớn, sử dụng biện pháp hành chính. Các nhà đầu tư sẽ thấy gò bó, không thích với cơ chế quản lí mới này.
+ Thứ sáu: Các cổ đông ngoài nhà nước thường không phát huy được tính sáng tạo do áp lực của cổ đông nhà nước rất lớn.
+ Thứ bảy: Về mặt quản trị công ty, khi các quyền của cổ đông ngoài nhà nước không được thực hiện, không được đảm bảo, ngoài khả năng có thể vi phạm luật định, DN sau cổ phần hóa rất khó phát triển, khó cải thiện được quản trị DN. Bởi vậy, có thể nói rằng, DN dù là công ty cổ phần, nhưng vẫn rất đóng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.