Khái niệm hỏi cung bị can trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. So sánh khái niệm hỏi cung bị can qua các bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình liên tục gồm nhiều hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động hỏi cung bị can là một hoạt động quan trọng trong quá trình điều tra, tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, người phạm tội, xác định thiệt hại do tội phạm gây ra.
Điều 183
Theo từ điển Luật học hỏi cung bị can được hiểu là: “hoạt động hình sự do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai về các tình tiết của vụ án hình sự”. Hay Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Thuật cũng đưa ra định nghĩa về hỏi cung bị can trong cuốn sách “chuyên khảo chiến thuật” như sau: “hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra hình sự do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập theo trình tự TTHS lời khai của bị can về vụ án, hành vi và mức độ phạm tội của bị can và đồng phạm và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm”. Tác giả Đặng Thanh Nga cũng định nghĩa về hoạt động hỏi cung bị can trong giáo trình “Tâm lí học tư pháp”: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương pháp biểu cảm khác như ảnh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa Điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự”. Hoạt động hỏi cung bị can chính là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật, là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra, Điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin mà bị can cung cấp. Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối: Quá trình khai thác thông tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của Điều tra viên. Như vậy, hỏi cung bị can một trong những biện pháp điều tra cơ bản của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập thông tin qua lời khai của bị can thật đầy đủ, chính xác, khách quan về vụ án hình sự, hành vi phạm tội của bị can cùng đồng bọn hay những tài liệu, tin tức khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm.
Trong quá trình hỏi cung, các tài liệu được xem xét làm cơ sở để khởi tố bị can cần được kiểm tra cẩn thận, làm rõ động cơ và mục đích phạm tội, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm. Hoạt động hỏi cung bị can là một hoạt động khá phức tạp và nhạy cảm. Để hoạt động hỏi cung mang lại hiệu quả thì ngoài việc hoạt động hỏi cung bị can phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS 2015 quy định, còn cần phải có sự kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, tác động trực tiếp đến tâm lý bị can trong quá trình hỏi cung. Việc tác động tâm lý bị can, nắm bắt được tâm lý bị can nhằm thu được lời khai đúng và đầy đủ, giúp cho quá trình hỏi cung đạt được hiệu quả cao.
Theo Bộ luật TTHS 2015, hỏi cung bị can được hiểu “là một biện pháp điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Điều tra viên và những người có thẩm quyền khác tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can nhằm mục đích thu thập các tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự”. [33]Những người có thẩm quyền tiến hành hoạt động hỏi cung bị can trong hoạt động tố tụng cùng Điều tra viên là Cán bộ điều tra và trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết thì Kiểm sát viên cũng sẽ tiến hành hỏi cung bị can. Vì Kiểm sát viên có vai trò kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can của Điều tra viên nên bất cứ khi nào Kiểm sát viên thấy cần thiết phải tham gia hỏi cung bị can thì sẽ tham gia hỏi cung bị can theo quy định của
Nhiệm vụ của hoạt động hỏi cung bị can là thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm của người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình chứng minh tội phạm trong TTHS là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Trong đó giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu của quá trình chứng minh là thu thập chứng cứ. Chính vì vậy, vấn đề thu thập chứng cứ luôn được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi xây dựng Bộ luật TTHS. Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định nhằm tìm ra, thu giữ và khai thác những sự kiện chứng minh tội phạm. Đây chính là quá trình thu thập thông tin để làm căn cứ xác định sự thật của vụ án. Phát hiện, thu thập chứng cứ phải khách quan và phải tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật TTHS.
Ngoài ra, Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định:
Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên có nhiệm vụ
Mặc dù quyết định khởi tố bị can chưa được phê chuẩn nhưng người bị khởi tố về hình sự đã là bị can vì theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”. Việc tiến hành hỏi cung ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, nhằm sớm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can, giúp cho công tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can sẽ tạo điều kiện cho bị can sớm thực hiện được các quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa v.v… Trong vòng 3 ngày khi Viện kiểm sát nhận được quyết định khởi tố của cơ quan điều tra sẽ phải ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (Khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng ban hành ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự).
Thông thường, hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện tại trụ sở của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, Điều tra viên cũng có thể hỏi cung bị can tại nơi đang tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung bị can Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can (theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự) và việc này phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can. Thủ tục này sẽ không phải thực hiện trong những lần hỏi cung sau.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì từng bị can sẽ được hỏi riêng và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau để tránh trường hợp các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, Điều tra viên cần triệu tập bị can để hỏi cung vào những thời gian khác nhau. Nếu vụ án do nhiều Điều tra viên tiến hành điều tra và cần thiết phải hỏi cung nhiều bị can cùng một thời gian thì Điều tra viên phải bố trí các chỗ hỏi cung riêng để các bị can không tiếp xúc được với nhau.
Điều tra viên có thể xem xét trong trường hợp cần thiết hoặc nếu bị can yêu cầu thì Điều tra viên có thể cho bị can tự viết lời khai.
Trừ những trường hợp không thể trì hoãn được (ví dụ như: thu giữ ngay công cụ, vật chứng, phương tiện phạm tội, cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm, làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can…), Điều tra viên không được hỏi cung bị can vào ban đêm cung giờ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung nếu hoạt động hỏi cung bị can tiến hành vào ban đêm.
Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can do Kiểm sát viên tiến hành cũng phải theo đúng thủ tục nêu trên.
Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can. Bức cung là bức ép bị can phải khai báo, khai không đúng sự thật, khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên bằng việc dùng những thủ đoạn, phương pháp hỏi cung trái pháp luật như: Đe dọa dùng nhục hình; đe dọa bắt giam bị can (đang tại ngoại) hoặc người thân của bị can; đe dọa, khống chế về tinh thần v.v… Dùng nhục hình là tra tấn, đánh đập hoặc dùng các thủ đoạn thô bạo khác làm cho bị can bị đau đớn về thể xác, hoảng loạn về tinh thần mà phải khai báo không đúng sự thật hoặc khai báo theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên v.v… Bức cung và dùng nhục hình trong khi hỏi cung bị nghiêm cấm vì những việc làm trái pháp luật này không những xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của bị can, mà còn làm sai lệch sự thật vụ án. Điều tra viên, Kiểm sát viên có hành vi bức cung, nhục hình phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ta có thể thấy: So với Bộ luật TTHS 2003, Bộ luật TTHS 2015 có một Số quy định mới nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác và trên hết là bảo vệ quyền con người như:
Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý trong quy định của Bộ luật TTHS 2015 về vấn đề hỏi cung đó là trước khi tiến hành hỏi cung, Điều tra viên chỉ cần giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can khi tiến hành hỏi cung bị can lần đầu. Thực tiễn áp dụng quy định này chỉ phù hợp với những bị can có nhận thức cơ bản tốt, có trình độ văn hoá. Đối với những trường hợp bị can không biết chữ, nhận thức hạn chế hoặc một số đồng bào dân tộc thiểu số sẽ bị hạn chế trong tiếp thu và ghi nhớ nội dung quyền và nghĩa vụ của bị can khi hỏi cung bị can. Như vậy, đây là một điểm khá bất lợi đối với một số bị can theo quy định của Bộ luật mới. Để có thể khắc phục những hạn chế trên, Điều tra viên cần giải thích kỹ lưỡng, cụ thể, chậm rãi để bị can có thể nắm bắt và tiếp thu được đầy đủ.