Giao dịch dân sự là những giao dịch thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để những giao dịch dân sự được công nhận là những giao dịch dân sự hợp pháp thì những giao dịch đó cần phải có những điều kiện đáp ứng theo quy định của pháp luật. Vậy giao dịch dân sự là gì? Các đặc điểm của giao dịch dân sự?
Mục lục bài viết
1. Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo Điều 121
Như vậy, ta có thể hiểu giao dịch dân sự là một trong những sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh hậu quả pháp lý. Phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý thì khi xác lập giao dịch phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định.
Giao dịch dân sự là hoạt động phổ biến giữa người với người nhằm đạt được mục đích minh mong muốn trong nội dung cụ thể của giao dịch, những giao dịch này thường mang trong mình sự thống nhất của chủ thể hai bên song song đó là hình thành trên cơ sở pháp lý đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể.
Chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự sẽ được cụ thể hóa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý liên quan. Trong từng trường hợp cụ thể của giao dịch làm phát sinh, chấm dứt quan hệ dân sự, chuyển giao quyền và tài sản của chủ thể tham gia vào giao dịch sẽ chọn hình thức thực hiện xác lập giao dịch dân sự giữa các bên phù hợp nhất và đúng theo quy định của pháp luật.
Trong khi thực hiện giao dịch dân sự cũng như xác lập giao dịch cần có sự đồng ý của các bên chủ thể tham gia một cách tự nguyện không ép buộc, lôi kéo…. Những vấn đề đó là một trong nhiều cơ sở pháp lý để xác lập giao dịch có đúng pháp luật và có hiệu lực.
Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117
Hành vi pháp lý đơn phương được chủ thể trong giao dịch dân sự thể hiện mong muốn của bản thân mình trong nội dung giao dịch tác động trực tiếp đến chủ thể khác( ví dụ như: bố mẹ lập di chúc để lại tài sản cho con cái……).Tuy nhiên trong trường hợp pháp luật coi là vô hiệu nếu không có những điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 vừa nêu trên, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác liên quan. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các trường hợp giao địch dân sự vô hiệu trong Chương VII từ Điều 123 – Điều 130 Bộ luật dân sự 2015. này chủ thể còn lại của giao dịch cũng có thể tham gia hoặc không tham gia vào giao dịch dân sự tùy thuộc vào những trường hợp xác lập giao dịch cụ thể và chủ yếu do bên yêu cầu xác lập giao dịch đơn phương quyết định.
2. Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự:
Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp đồng), các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
3. Đặc điểm của giao dịch dân sự:
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều 118 Bộ luật dân sự 2015 số
Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch, thì pháp luật cũng đặt ra một số những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân thủ theo – đó là các điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Các điều kiện có hiệu của giao dịch được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện như : người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được trái quy định pháp luật, trái với đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của chủ thể do pháp luật quy định, bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Tại Điều 16 của Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 có quy định về năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Như vậy, ta có thể thấy năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cá nhân đó. Căn cứ vào khả năng này, pháp luật dân sự phân biệt: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lự hành vi dân sự một phần, người do bị bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được trái quy định pháp luật
Như chúng ta đã biết, việc thực hiện giao dịch dân sự phải được thực hiện thông qua những hình thức giao dịch nhất định. Những giao dịch đó, cần phải đáp ứng được các yêu cầu về nội dung của giao dịch. Nội dung của giao dịch đó phải là những vấn đề, những điều khoản mà hai bên thỏa thuận thực hiện phải đáp ứng và đảm bảo yêu cầu về tính pháp lý. Tính pháp lý được quy định dựa trên các vấn đề về hình thức và nội dung. Nội dung của văn bản cần phải có mục đích thực hiện văn bản, có nội dung thể hiện quá trình thực hiện văn bản.
Quy định rõ ràng về việc thực hiện, có trách nhiệm, có nghĩa vụ và công việc cụ thể của các bên. Các nội dung của văn bản, các mục đích của văn bản, tuy được thoải mái thỏa thuận tuy nhiên việc đáp ứng yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất. Bởi nếu muốn mục đích của văn bản được xác lập, nội dung của văn bản được thực hiện thì văn bản đó cần tuân thủ và áp dụng chặt chẽ quy định của pháp luật.
+ Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Ngoài yêu cầu về việc phải có năng lực hành vi dân sự thì chủ thể thực hiện giao dịch cần phải đáp ứng yêu cầu về tính tự nguyện khi thực hiện giao kết hợp đồng giao dịch dân sự. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để xác định tính minh bạch và hợp pháp của văn bản. Chỉ khi chủ thể tự nguyện thực hiện việc ký kết, thỏa thuận và đồng ý với các điều khoản thỏa thuận thì hiệu lực của văn bản giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Một số trường hợp chủ thể thực hiện giao dịch bị ép buộc hoặc ký kết trong tình trạng tinh thần không được tỉnh táo thì hiệu lực của văn bản giao dịch đó sẽ không được công nhận là có hiệu lực.
+ Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật
Ngoài các điều kiện nêu trên, thì hình thức của văn bản giao dịch cũng là một trong những điều kiện yêu cầu để văn bản giao dịch có hiệu lực. Trong nội dung về hình thức giao dịch, tại quy định của Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 có yêu cầu cụ thể về hình thức giao dịch với quy định của pháp luật. Tại Điều 119 như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Như vậy, ta có thể thấy giao dịch dân sự cũng được quy định những hình thức riêng để giao dịch đó được hợp pháp hóa về hình thức như sau: Các giao dịch có thể thực hiện thông qua các hình thức như lời nói, văn bản hoặc cũng có thể được thực hiện bằng những hành vi, hành động cụ thể. Hiện nay, một số phương thức thông qua mạng điện tử cũng đã được công nhận là một trong những hình thức thực hiện giao dịch dân sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: