Khái niệm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế? Đặc điểm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế? Điều kiện để chủ thể tự khai, tự tính, tự nộp thuế?
Ngân sách nhà nước có nguồn thu chủ yếu theo như quy định của pháp luật từ trước tới nay đó thuế. Cá nhân, tổ chức thực hiện một phần quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào việc đóng thuế cho quỹ ngân sách nhà nước. Trong thời buổi hiện nay thì nhà nước ta đang trú trọng đến sự tự giác của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức nên đã thu thuế bằng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Vậy khai niệm và đặc điểm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
1. Khái niệm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế “là cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kì kê khai của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, tính và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai”.
Như vậy, theo cơ chế này thì các tổ chức, cá nhân nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế tự tính ra số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước, từ đó tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ nộp số thuế đã kê khai vào Ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn qui định của pháp luật.
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trước hết, cơ chế này là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
Theo cơ chế này, cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, tính và nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế,…
Ngoài ra, áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, cơ quan Thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách, chế độ, thủ tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thường gặp trong quá trình kê khai nộp thuế để đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước.
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế.
2. Đặc điểm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Theo cách hiểu thông thường ,cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế được hiểu một cách đơn giản là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro.Theo luật quản lý thuế thì cần đảm bảo nguyên tắc theo cơ chế chế quản lý rủi ro bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
Trong đó thì cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp thuế tự lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tuy nhiên khi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp thuế cần phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Ngoài ra, đối với chê chế này thì tổ chức, các nhân hộ gia đình thực hiện việc khai thuế bằng Tờ khai thuế sẽ phải theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp.Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó thì như chúng ta đã biết để giảm thiểu về bộ máy công chức viên chức cồng kệnh của nhà nước ta thì việc thực hiện và áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp được xem như là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, cơ chế tự khai , tự tính, tự nộp thuế cho phép các cơ quan thuế phân bổ được nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, hơn, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng thêm sự minh bạch trong việc quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, từ đó thúc đẩy cải cách hành chính cho bộ máy nhà nước.
Không chỉ có vậy mà việc áp dụng cơ chế này còn cho thấy được việc tự giác đóng thuế của cá nhân, tổ chức và gia đình trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình để làm giàu cho ngân sách nhà nước. Điều này thể hiên tinh thần tự giác, tạo ra sự thoải mái và niềm vui khi người nộp thuế thực hiện quá trình nộp thuế của mình.
3. Điều kiện để chủ thể tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Thứ nhất ở đấy cần phải xây dựng một hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các chính sách về thuế, tức là ở đây các luật thuế phải đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, từng quy định trong các luật thuế phải được rõ ràng, không mơ hồ, không đa nghĩa , không làm cho người dân muốn hiểu thế nào cũng được.
– Thứ hai ở đây cần phải nâng cao trình độ dân trí, ý thức tự giác của người dân, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân được thực hiện tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì sẽ đạt được hiệu quả thiết thực bởi lẽ ở đây đối tượng nộp thuế là người trực tiếp tính toán số thuế phải nộp và đòi hỏi sự tự giác cao của đối tượng nộp thuế .
– Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý hành chính do có một bộ phận không nhỏ người nộp thuế có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt. Tuy nhiên để đáp ứng được vấn đề này thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý về thuế phải tự ý thức được về việc tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân các cán bộ thuế, từ đó có thể hỗ trợ được các cá nhân, tổ chức nộp thuế đơn giản và chính xác và hiệu quả.
– Các thủ tục về thuế phải đơn giản, dễ dàng tiếp cận đến mọi đối tượng.
– Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi phạm. Khi áp dụng mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thì các chế tài pháp luật nghiêm minh là rất cần thiết, rất quan trọng trong bối cánh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá cao, nhất là đối với nước ta một nước có trình độ phát triển chưa cao về mọi mặt.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý luật quản lý thuế không miễn trừ xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhự vậy có thể thấy để thực hiện được cơ chế tự khai, tự tính tự nộp thuế này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã nêu ở trên để cơ chế này được thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về việc nộp thuế. Ngoài ra thì có thể đáng giá việc chuyển đổi theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế trong tình hình hiện nay là rất cần thiết. Bởi vì cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế này không những đem lại hiệu quả cao trong việc cải cách hành chính thuế mà đây còn là một trong những bước tiến về hiện đại hóa công tác quản lý thuế, Cơ chế này đã phát huy tính tự chủ và ý thức tự giác thực hiện pháp luật về thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Do đó mà việc áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan quản lý thuế không phải thực hiện việc tính thuế hay đi thu thuế mà sẽ giúp cơ quan thuế có thêm thời gian để tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận trong quá trình nộp thuế.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về khái niệm và đặc điểm của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!