Với niềm tin bảo vệ nhân quyền, quyền bình đẳng cho những nhà tù lương tâm, Ân xá quốc tế hay Tổ chức Ân xá quốc tế đã ra đời. Tuy nhiên, những hoạt động của các tổ chức này vẫn cần phải đảm bảo và tuân thủ những quyền của các quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Ân xá quốc tế là gì?
Ân xá quốc tế hoặc Tổ chức Ân xá quốc tế là một tổ chức phi chính phủ quốc tế- tức là một tổ chức không thuộc về bất cứ một chính phủ nào, có mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác.
2. Tổ chức Ân xá quốc tế:
Lịch sử hình thành: Tổ chức Ân xá quốc tế được thành lập năm 1961 bởi một luật sư người Anh là Peter Benenson. Đến năm 1962, Ân xá quốc tế đã được thành lập và có các nhóm hoạt động ở các nước lớn như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Canada, Malayxia, Mianmar, Ấn Độ,… Đến cuối năm 1962, Diana Redhouse – thành viên của một trong các nhóm trên, đã thiết kế biểu tượng của Tổ chức Ân xá quốc tế là Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai.
Tổ chức này có số lượng hội viên rất lớn, mạng lưới ở 162 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Là tổ chức phi chính phủ, được thành lập ban đầu bởi một cá nhân hoàn toàn độc lập và tự nguyện, thuộc sự Liên hợp quốc, do đó tổ chức này duy trì hoạt động dựa trên nguồn kinh phí do các hội viên tự nguyện đóng góp.
Cơ cấu của Tổ chức Ân xá quốc tế gồm các sơ quan sau: Hội đồng quốc tế, Ủy ban điều hành quốc tế, Tổng thư ký, Ban thư ký quốc tế, các chi nhánh thuộc tổ chức.
Trụ sở hoạt động chính của tổ chức này là ở London, Vương quốc Anh cà Bắc Ailen.
Ân xá quốc tế hay Tổ chức Ân xá quốc tế tên tiếng Anh là “Amnesty International”, tên viết tắt là AI (viết tắt của từ Amnesty International).
3. Quy định về tổ chức ân xá quốc tế:
AI là nhóm hoạt động cho nhân quyền quốc tế, là một tổ chức độc lập, hoạt động dựa trên các nguyên tắc và tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội và không chịu sự ràng buộc trực tiếp theo quy định của pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế.
Tổ chức Ân xa quốc tế hoạt động dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, là tổ chức phi chính phủ nên những lời ngỏ, những yêu cầu hay những đè xuất của tổ chức này chỉ mang tính chất tham khảo cho các quốc gia mà không hề có tính pháp lý ràng buộc, bắt buộc phải thực hiện của các quốc gia trên thế giới.
Tổ chức Ân xá quốc tế hoạt động nhằm mục đích giải thoát tất cả các tù nhân lương tâm (tiếng Anh: Prisoner of conscience- là thuật ngữ do các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế đầu những năm 1960, bao gồm những người bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ miễn là họ không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực); nhằm đảm bảo các tù chính trị được đối xử công bằng, công khai và bình đẳng; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất loại bỏ sự cưỡng bức cũng như chống lại mọi hành vi vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay do tổ chức khác gây ra.
Cụ thể, Ân xa quốc tế được thành lập nhằm mục đích củng cố tất cả những quyền cơ bản của con người như nội dung được nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Dân quyền của Liên Hợp Quốc, bao gồm:
+ Giải phóng mọi tù nhân lương tâm, đảm bảo công bằng và bình đăng cho họ
+ Bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng, tránh tình trạng bất công và ảnh hưởng đến nhân quyền của hững người là tù nhân.
+ Bãi bỏ các hình thức tử hình và mọi hình thức tra tấn hay đối xử tàn bạo với tù nhân;
+ Chấm dứt tình trạng khủng bố, giết chóc và mất tích được nhà nước bật đèn xanh.
+ Giúp đỡ những người là nạn nhân chính trị có chỗ nương náu.
+ Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền;
+ Nâng cao cảnh giác về mọi hành vi vi phạm nhân quyền trên thế giới.
Thành tựu đạt được của Tổ chức Ân xá quốc tế:
Trong những năm đầu, Ân xá quốc tế chỉ hoạt động tập trung vào những quy định liên quan đến tù chính trị trong Tuyên ngôn nhân quyền được công bố của Liên Hợp Quốc tại các Điều 18 và Điều 19. Tuy nhiên, nhận thấy các hình thức vi phạm nhân quyền có phạm vi rộng hơn, do đó Tổ chức Ân xá quốc tế mong muốn mở rộng sứ mạng để hoạt động đấu tranh cho những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác. Riêng năm 2000, các Tổ chức Ân xá quốc tế đã nhân danh 3385 cá nhân và cùng họ đấu tranh giành quyền lợi, qua đó đã cải thiện được điều kiện sống của tù nhân trong hơn một phần ba số trường hợp nhân danh này và góp phần bảo vệ được những điều bất công trong việc xử tử đối với những tù nhân lương tâm. Đến nay, trên thế giới có rất nhiều nhóm Ân xá quốc tế hoạt động với số lượng thành viên lớn.
Năm 1971, Tổ chức Ân xa quốc tế được tặng giải thưởng Nobel về hòa bình vì những hoạt động tích cực và có ý nghĩa trong việc đấu tranh dành nhân quyền trên thế giới. Nhưng gần đây, vì những động cơ và mục đích khác nhau, AI đã có những phản ánh không khách quan, chính xác về tình hình nhân quyền đối với nhiều quốc gia trên thế giới nên khi công bố những phản ánh đó đã vấp phải làn
4. Quan hệ giữa Tổ chức Ân xá quốc tế với Việt Nam và các nước khác:
Trong tình hình các loại tội phạm quốc tế đang gia tăng, Chính phủ nước ta đã mở cuộc đối thoại với Ân xá quốc tế (Amnesty Internationl). Kể từ khi chấm dứt các cuộc đấu tranh ở Việt Nam, nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền của tổ chức Ân xá quốc tế đã gặp gỡ các nhà đối lập trọng yếu và các giới chức chính quyền trong những cuộc tiếp xúc đây là những cuộc tiếp xúc diễn ra lần đầu tiên. Tổ chức này đã có chuyến thăm sang Việt Nam kéo dài 6 ngày, chấm dứt vào ngày 02/03/2013. Sự tiếp xúc này là nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan đến những báo cáo, những
Trên thế giới, những chỉ trích về Tổ chức này được chia thành hai loại: cáo buộc về sự thiên vị trong việc lựa chọn và những cáo buộc về hệ tư tưởng. Đối với những chỉ trích liên quan đến cáo buộc về hệ tư tưởng, các nước như Trung Quốc, Congo Kinshara, Israel, Nga, Hàn Quốc, Mỹ và cả Việt Nam đã có những động thái phản đối về những báo cáo do tổ chức này đưa ra mà chính phủ các nước phản đối cho là một chiều, hay lý do là vì Tổ chức Ân xá quốc tế đã không coi trọng tầm quan trọng của các mối đe dọa về an ninh. Việc chỉ trích tổ chức này còn có sự tham gia của những công ty lớn, trong đó hãng Total.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hoạt động của Tổ chức Ân xá quốc tế có nhiều sai lầm, lợi dụng những điều được nêu ra trong bản Tuyên ngôn nhân quyền đã xuyên tạc về nhân quyền ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, tổ chức này còn có những báo cáo xuyên tạc và không đúng sự thật khi nói về những vấn đề liên quan đến nhân quyền ở nhiều nước trên thế giới và nhận được những phản ứng bác bỏ từ những nước này.
Bên cạnh đó, vào năm 2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã có phản ứng về Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016 của (AI), phản ứng của Thái Lan khẳng định đây là một báo cáo “không cân bằng” và “không xét đến bối cảnh đặc biệt” của tình hình nước này. Bộ ngoại giao Thái Lan cho rằng báo cáo đã “phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn”.
Có thể thấy qua cáo buộc của nhiều nước trên thế giới, hoạt động của AI đã đi chệch hướng so với quỹ đạo vạch ra ban đầu và không thực tâm hướng tới mục đích nhân quyền như trước nữa. Tổ chức này chỉ lấy nhân quyền làm bình phong và dựa vào đó để đưa ra những cáo buộc tùy tiện, không có căn cứ và không chính xác, ảnh hưởng đến uy tín và sự kiêu hãnh quốc gia, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Bên cạnh đó, còn có những cáo buộc từ phía các quốc gia rằng AI đã vi phạm nhân quyền với ngay cả chính thành viên của mình.