Quy định về kết luận giám định tư pháp? Thông báo kết luận giám định?
Trong quá trình giải quyết vụ án thì kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng và đóng góp những vai trò to lớn. Kết luận giám định là kết luận chuyên môn của cá nhân, cơ quan, tổ chức giám định về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định, kết luận giám định được đánh giá dựa trên cơ sở khoa học nên bảo đảm về tính chính xác, khách quan. Với vai trò quan trọng như vậy thì pháp luật đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về kết luận giám định tư pháp và
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về kết luận giám định tư pháp:
1.1. Kết luận giám định là gì?
Tại khoản 1, điều 213
Kết luận giám định cần phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Kết luận giám định hiện nay được xem là nguồn chứng cứ theo quy định tại điều 87
Bên cạnh đó, kết luận giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải có thông tin xác định đối tượng giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải có nội dung yêu cầu giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ phương pháp thực hiện giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ kết luận về đối tượng giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Như vậy, kết luận giám định tư pháp sẽ cần đáp ứng đầy đủ các nội dung được nêu cụ thể bên trên. Việc đưa ra quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm để nội dung của kết luận giám định tư pháp chính xác, đầy đủ, giúp cho quá trình giải quyết vụ án nhanh chóng, thuận lợi.
Trên thực tế, căn cứ vào tính chất, nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định mà kết luận giám định cũng sẽ có giá trị chứng minh khác nhau. Kết luận giám định đa phần sẽ có ý nghĩa trong việc định tội danh, định khung hình phạt hoặc làm rõ các tình tiết khác phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, kết luận giám định là những kết luận chuyên môn, nên các cá nhân, cơ quan, tổ chức giám định cũng cần nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, các chủ thể sẽ không được đưa ra các nhận định mang tính quy kết trách nhiệm hình sự thay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Việc giám định để đưa ra kết luận sẽ được cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trên cơ sở khoa học. Chính vì thế, kết luận giám định có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự, việc đưa ra kết luận giám định không chính xác dù là vì mục đích cá nhân hay vô ý đều có thể dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng, làm sai lệch kết quả giải quyết vụ án. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể này. Các chủ thể khi thực hiện giám định thì sẽ phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Để phân định rõ trách nhiệm trong trường hợp giám định tập thể, pháp luật cũng quy định rõ nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Các cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định sẽ có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân giám định giải thích kết luận giám định. Đối với những trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhằm mục đích để bảo đảm tính pháp lý của kết luận giám định, nếu kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án theo đúng quy định.
1.2. Thời hạn, trình tự gửi kết luận giám định:
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nội dung như sau:
“2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.”
Với những phân tích cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy, kết luận giám định có những ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, pháp luật đã quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định sẽ có trách nhiệm cần phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Bên cạnh đó cùng với mục đích để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì các chủ thể là cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định và hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thông báo kết luận giám định:
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không đưa ra một điều luật cụ thể nào quy định về thông báo kết luận giám định. Cụm từ thông báo kết luận giám định chỉ được nhắc đến một lần duy nhất tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định với nội dung cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Như vậy, pháp luật quy định cụ thể rằng trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ có trách nhiệm phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
Thông báo kết luận giám định về cơ bản được hiểu là mẫu bản thông báo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc kết luận giám định của các chủ thể là người thực hiện giám định sau một khoảng thời gian thực hiện giám định trước đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
Thông báo kết luận giám định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc kết luận giám định. Thông báo này cũng được xem như một nguồn chứng cứ mới trong vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Thông báo kết luận giám định cũng là một văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để đưa ra kết luận về giá của tài sản được yêu cầu theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.