Kết hôn lần hai là như thế nào? Điều kiện đăng ký kết hôn lần hai? Thẩm quyền đăng ký kết hôn? Hồ sơ đăng ký kết hôn lần hai? Thủ tục đăng ký kết hôn lần hai? Lệ phí đăng ký kết hôn lần hai?
Trong cuộc sống hôn nhân, không ai mong muốn có một cuộc hôn nhân bị đổ vỡ hoặc là người chồng, người vợ của mình mất đi. Tuy nhiên, nếu trường hợp đó xảy ra thì có người chọn cho mình cuộc sống độc thân nhưng lại có người bước tiếp trên hành trình hôn nhân. Vậy khi một người kết hôn lần hai thì họ cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục đăng ký kết hôn lần hai như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hộ tịch 2014;
–
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Kết hôn lần hai là như thế nào?
Kết hôn chính là việc nam và nữ bắt đầu xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Điều kiện để nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn, những cá nhân này phải tuân thủ những điều kiện sau:
– Đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, đối với nữ từ phải đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Cả hai bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn của hai bên không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể các điều cấm như sau:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người nào mà đang có vợ, có chồng mà đi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người mà chưa có vợ, chưa có chồng mà lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà đang có chồng, có vợ.
+ Kết hôn hoặc là chung sống như vợ chồng với người mà cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người mà có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với người con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với người con nuôi, giữa cha chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, giữa cha dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ kế với con riêng của chồng.
Ly hôn chính là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, hai vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận là đã ly hôn khi quyết định, bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 68 Bộ Luật Dân sự có quy định như sau:
“2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”. Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người mà bị toà án tuyên bố là mất tích mà muốn ly hôn thì sẽ được toà án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 65
“Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”
Như vậy, ngoài hai trường hợp trên thì trường hợp vợ hoặc chồng chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết thì thời điểm chấm dứt hôn nhân chính là thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc là thời điểm được xác định theo ngày chết mà được ghi trong bản án, quyết định của toà án.
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.
Có nghĩa là khi một người đã chấm dứt mối quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định mà có hiệu lực của Tòa án hoặc mối quan hệ hôn nhân chấm dứt vì lí do vợ, chồng đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết mà người đó lại tiếp tục tiến hành đăng ký kết hôn với người khác thì việc đăng ký kết hôn lần kế tiếp đó được gọi là kết hôn lần hai.
2. Điều kiện đăng ký kết hôn lần hai:
Điều kiện kết hôn lần thứ hai về cơ bản là giống với điều kiện đăng ký kết hôn lần đầu, cụ thể như sau:
– Đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, đối với nữ từ phải đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Cả hai bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn của hai bên không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể các điều cấm như sau:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người nào mà đang có vợ, có chồng mà đi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người nào chưa có vợ, chưa có chồng mà lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà đang có chồng, có vợ.
+ Kết hôn hoặc là chung sống như vợ chồng với người mà cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người mà có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với người con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với người con nuôi, giữa cha chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, giữa cha dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ kế với con riêng của chồng.
– Đã có quyết định, bản án của toà án về vấn đề ly hôn, quyết định của toà án tuyên mất tích, quyết định của toà án tuyên vợ/chồng đã chết.
Như vậy, việc một người đăng ký kết hôn lần thứ hai thì cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, đủ năng lực hành vi dân sự, cũng như người kết hôn lần hai không thuộc vào những trường hợp cấm kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
– Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký kết hôn lần hai thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn.
– Đối với người đăng ký kết hôn lần hai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là uỷ ban nhân dân cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân xã tại khu vực biên giới sẽ thực hiện đăng ký kết hôn cho giữa công dân Việt Nam mà thường trú tại địa bàn xã đó với người là công dân của nước láng giềng mà thường trú ở đơn vị hành chính tương đương với cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã tại khu vực biên giới của Việt Nam nơi mà công dân Việt Nam đang thường trú.
– Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn lần hai cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
– Đối với các nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký kết hôn lần hai thuộc Cơ quan đại diện tại khu vực lãnh sự mà người yêu cầu kết hôn lần hai cư trú
– Đối với những nước mà chưa có Cơ quan đại diện thì thẩm quyền đăng ký kết hôn lần hai được thực hiện tại Cơ quan đại diện ở nước kiêm nhiệm hoặc tại Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
4. Hồ sơ đăng ký kết hôn lần hai:
Hồ sơ đăng ký kết hôn lần hai, người đăng ký kết hôn lần hai cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Bản chính
– Bản sao Chứng minh nhân dân, căn cước công dân có chứng thực
– Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực
– Bản sao bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của tòa án có chứng thực; bản sao quyết định của toà án tuyên mất tích có chứng thực; bản sao quyết định của toà án tuyên vợ/chồng đã chết có chứng thực; bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng cũ có chứng thực.
5. Thủ tục đăng ký kết hôn lần hai:
Người thực hiện đăng ký kết hôn lần hai thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên
Bước 2: Người đăng ký kết hôn lần hai nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan có thẩm quyền đã nêu trên, khi đi nộp hồ sơ, cả hai bên phải cầm theo các loại giấy tờ bản chính đi để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu thông tin (CCCD/CMTND, sổ hộ khẩu, bản án quyết định ly hôn).
Bước 3: Ngay sau khi bộ phận tư pháp-hộ tịch nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ nếu thấy cả hai bên đủ điều kiện để kết hôn theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Bước 4: Sau đó, hai bên nam nữ cùng phải ký vào Giấy chứng nhận kết hôn
Bước 5: Cuối cùng, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ phải báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức để trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên nam, nữ.
6. Lệ phí đăng ký kết hôn lần hai:
Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch quy định như sau:
“1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam mà đang cư trú ở trong nước, kể cả trường hợp đăng ký kết hôn lần thứ hai thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp đăng ký kết hôn lần đầu hay lần 2 mà có yếu tố nước ngoài thì lệ phí đăng ký kết hôn sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.