Quá trình hội nhập hóa toàn cầu đang ngày càng bùng nổ đã và mang đến cho giới trẻ nhiều hình thức vui chơi mới, với những “vật phẩm” tạo sự “thăng hoa” cho cuộc chơi, trong đó có ke. Vậy ke là gì? Ke có phải ma túy không? Hít ke có đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Ke là gì?
Ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nhưng vì những cảm giác ma mị mà nó đem lại, nhiều người đã bất chấp tính mạng và bất chấp mọi hậu quả để sử dụng ma túy. Hiện nay thay vì sử dụng các loại ma túy truyền thống như cần sa và heroin … thì những người trẻ lại thích lao mình vào cảm giác bay bổng của những loại ma túy có tính kích thích mạnh mẽ hơn, gây ảo thị và ảo thanh để nâng cao hứng thú trong những cuộc chơi. Trong đó có ke.
Vậy nên hiểu ke là gì? Ke là từ viết tắt của Ketamine. Đây là một loại chất được tạo ra từ phòng thí nghiệm vào những năm 1962. Chỉ trong vòng hai năm sau đó, ke đã được chuyển hóa một cách linh hoạt, ke được chuyển thành tế bào và sau đó chuyển thành dạng biệt dược được thử nghiệm trên cơ thể người nhầm mục đích sử dụng trong lĩnh vực y tế. Vào năm 1970, ke lần đầu tiên được sử dụng trên đất nước Hoa Kỳ. Sau đó, từ những năm 1970 trở đi, ke đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ (thường được viết tắt là FDA), tiến hành hoạt động chấp thuận để có thể kê đơn hợp pháp trên lãnh thổ của Hoa Kỳ cho con người và thú y. Theo đó có thể nói, ketamine được những bác sĩ chuyên khoa tại đất nước phát triển này dùng để đóng băng nhận thức với mục đích nhân đạo đó là giúp cho bệnh nhân khi tiến hành hoạt động phẫu thuật có thể chìm sâu vào giấc ngủ, từ đó giúp cho bệnh nhân tránh khỏi cảm giác đau đớn và khó chịu trong những cơn phẫu thuật. Bên cạnh đó, ketamine còn được ứng dụng để làm suy giảm những cơn đau mãn tính một cách có hiệu quả nhất.
Ke ở dạng ketamine hoàn toàn được xem là hợp pháp khi nó được các bác sĩ có chuyên môn và trình độ chỉ định sử dụng trong quá trình cứu chữa bệnh nhân, và bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng trước khi sử dụng loại biệt dược này, tuy nhiên cần phải đặc biệt lưu ý rằng, thuốc điều trị chứa nhiều thành phần khác nhau trong đó có thành phần ketamine sẽ phải được sử dụng trong các bệnh viện với mục đích điều trị hợp pháp và phải đắp ứng được đầy đủ các điều khoản phòng chống ma túy theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi sử dụng trên cơ thể người, ketamine sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, ba nếu như được sử dụng đúng liều và đúng đường hấp thụ thì sẽ có phản ứng vô cùng hiệu quả và vô cùng an toàn. Tuy nhiên nếu dùng sai quy cách và sau liệu trình, dù là một sơ suất nhỏ nhất, thì quá trình dùng ke sẽ không đảm bảo theo chỉ định và khó kiểm soát được những biến chứng về sau. Vì vậy, xe hoàn toàn được coi là một loại thuốc trong y học tuy nhiên vấn đề dùng phải hết sức lưu ý và đảm bảo an toàn.
Trong đời sống xã hội, ke khiến cho nhiều người dùng thích thú vì nó tạo ra một cảm giác hưng phấn khi sử dụng. Đây chính là lý do ke không rõ nguồn gốc suất xứ nhưng vẫn được sử dụng bất chấp trong đời sống xã hội. Việc dùng kem không đúng quy định của pháp luật và không đúng liều của bác sĩ rất dễ gây nghiện cho người sử dụng, vì vậy nghiện ke được xếp vào hành vi vi phạm quy định pháp luật. Việc dùng ke gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe và tính mạng khi nó được sử dụng lâu dài và tùy tiện, cụ thể như sau:
– Tinh thần suy sụp. Những người dùng ke kéo dài thông thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ vào não bộ. Do não bộ không thể thực hiện được hoạt động lưu giữ thông tin quá lâu và tốc độ xử lý thông tin chậm chạp nên vấn đề học tập và sinh hoạt trong cuộc sống dần dần suy giảm. Có những trường hợp dùng ke kéo dài gây ra cảm giác ảo ngay cả khi không dùng, chính cảm giác ấy đã khiến cho hành động của con người trở nên bất thường và gây ra các vụ án thương tâm trong cuộc sống;
– Hệ tiết niệu bị tổn thương, bàng quang và thận sẽ gặp phải nhiều tổn thương khi sử dụng ke với tần suất dày đặc và với số lượng lớn, có trường hợp các bộ phận này sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi trên cơ thể người. Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể phải đối diện với trường hợp đó là cắt bỏ hoàn toàn các bộ phận này. Đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn khả năng sinh hoạt thông thường. Không những thế, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải nhiều cơn đau buốt và có thể sẽ phải quay trở lại dùng ke để giảm thiểu đi những cơn đau;
– Chuột rút. Việc dùng ca kéo dài có thể gây nên những cơn đau bụng dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Đây là biểu hiện cho vấn đề tình trạng sức khỏe đang bị ảnh hưởng và có vấn đề. Nhiều người dùng cái có thể gây ra tình trạng chân tay không hoạt động được bình thường và bị cơ cứng. Điều này là do ke tác động đến hệ thần kinh ngoại vi và hệ thần kinh trung ương.
Hiện nay, thị trường trôi nổi rất nhiều loại ke khác nhau và bị cấm sử dụng trên thực tế, hầu hết các đối tượng thường sử dụng ke được lấy từ bọt của quá trình sản xuất thuốc lắc, vì thế khả năng tác động của loại chất này đến hệ thần kinh mạnh hơn rất nhiều. Do mức động hại nghiêm trọng mà các loại ke này gây ra cho Việt Nam và trên thế giới, vì thế ke bị cấm sử dụng. Điều đáng nói ở đây là mặc dù bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý nghiêm ngặt, nhưng sức hấp dẫn tạo cảm giác hưng phấn từ dạng ke gây ra khiến cho nhiều người vẫn bất chấp pháp luật để mua nó dưới nhiều hình thức khác nhau.
2. Ke có phải ma túy không?
Ketamine (hay còn được gọi tắt là ke) có tên khoa học là (±)-2-(2-Chlorophenyl)-2-methylaminocyclohexanone. Theo quy định hiện nay, thì ketamine có mã thông tin CAS là 6740-88-1. Ketamine thuộc danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 57/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Sử dụng ketamin cũng dẫn đến một vài phản ứng phụ như:
– Có ảo thanh;
– Ảo giác;
– Tự tin, dễ giao tiếp;
– Bay bổng;
– Sảng khoái;
– Ham muốn tình dục tăng;
– Cảm giác so thực tế có sự khác biệt.
Từ các công dụng của ke, nhiều người dần dần lệ thuộc và trở nên nghiện. Như vậy, ketamine (hay còn được gọi tắt là ke) được coi là một loại chất ma túy. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, thì ketamine không bị cấm tuyệt đối mà vẫn sẽ được sử dụng trong nghiên cứu, trong hoạt động kiểm nghiệm, giám định, hoạt động điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y.
3. Hít ke có đi tù không?
Hít ke là một hành động sử dụng ketamine dưới dạng bột, tức là người ta thường sẽ sử dụng hít vào cơ thể thông qua đường mũi. Đây không phải là cách sử dụng Katemine trong y học, vì vậy, hành vi này bị coi là sử dụng trái phép Ketamine. Theo pháp luật Việt Nam, hít ke là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên Bộ luật hình sự năm 2015 đã không còn truy cứu hình sự đối với hành vi sử dụng ma túy trái phép. Căn cứ theo Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về mức xử phạt đối với hành vi này. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, người có hành vi hít ke sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà sẽ bị xử phạt hành chính theo như điều luật nêu trên. Người có hành vi sử dụng trái phép ketamine có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy với mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Người sử dụng trái phép ketamine còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định số 57/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.