Xây dựng tốt chức trách của Huyện ủy viên đang là vấn đề được nhắc đến khá nhiều. Bởi lẽ, hiện nay bên cạnh những ủy viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình thì vẫn có đâu đó một bộ phận ủy viên lợi dụng chức vụ mà có những hành vi sai lệch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo.
Mục lục bài viết
1. Huyện ủy viên là gì?
Hiện nay, việc quy định về số lượng Huyện ủy viên sẽ phụ thuộc vào từng địa phương mà có số lượng phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, Huyện ủy được hiểu là ủy viên thuộc cấp Huyện, tức là những Đảng viên, cán bộ nằm trong bộ máy lãnh đạo cấp Huyện. Số lượng cấp ủy viên cấp huyện sẽ có từ 29 đến 41 ủy viên, ủy viên thường vụ từ 09 đến 11 ủy viên, phó bí thư 02 ủy viên. Đối với cấp Huyện có số lượng đảng viên lớn hoặc tính chất nhiệm vụ, địa bàn phức tạp, số lượng cấp ủy viên không quá 43 ủy viên, ủy viên thường vụ không quá 13 ủy viên.
Huyện ủy viên tiếng Anh là District Commissioner
Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Huyện ủy viên | District Commissioner |
Ủy viên | Commissioner |
Lãnh đạo | Leader |
Bộ máy nhà nước | Leadership apparatus |
Nhiệm kỳ | Term |
2. Vai trò, nhiệm vụ, số lượng cơ cấu cấp Huyện ủy viên:
Hiện nay, cơ cấu tổ chức cấp Huyện đã được tối giản hóa, tuy nhiên để hiểu hơn về vai trò, nhiệm vụ cũng như số lượng cơ cấu thì cần phân tích theo từng đơn vị như sau:
2.1. Văn phòng Huyện ủy:
Văn phòng Huyện ủy là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy.
Một, chức năng:
Văn phòng Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng của Huyện uỷ, có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện uỷ; Đồng thời Văn phòng huyện uỷ là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ.
Hai, nhiệm vụ:
– Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện theo định kỳ, tuần, tháng, quý, năm, nhiệm kỳ cấp ủy và các kế hoạch giải quyết công việc đột xuất của cấp ủy trình Thường trực Huyện ủy phê duyệt triển khai thực hiện.
– Tổng hợp thông tin trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị, từ đó tham mưu giúp Ban thường vụ, Ban chấp hành ban hành văn bản chỉ đạo. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị cơ sở.
– Chuẩn bị các loại văn bản phục vụ hội nghị Thường trực, Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện và phục vụ các chương trình làm việc của Bí thư, phó Bí thư Huyện ủy.
Giúp Thường trực, Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ huyện trong mối quan hệ công tác giữa Huyện ủy với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.
– Tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về công tác văn thư, lưu trữ đối với Văn phòng cấp ủy của các cơ sở Đảng trực thuộc.
– Giúp Thường trực Huyện ủy tiếp dân và giải quyết đơn thư, kiến nghị cả tổ chức, công dân.
– Quản lý tài chính Đảng, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan Huyện ủy được đầu tư từ ngân sách Đảng; quản lý ngân sách Đảng chi cho hoạt động của các cơ sở Đảng trực thuộc theo quy định của Trung ương và Thành phố.
– Bảo đảm an ninh, trật tự nội vụ của cơ quan Huyện ủy.
– Thừa lệnh ký các văn bản chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy khi được Thường trực, Ban thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Huyện ủy giao nhiệm vụ.
Ba, bộ máy Văn phòng Huyện ủy thông thường sẽ bao gồm các chức danh quan trọng sau đây:
- Chánh Văn phòng Huyện ủy
- Phó Chánh văn phòng Huyện ủy
2.2. Ban tổ chức Huyện ủy:
Một, chức năng:
Ban Tổ chức Huyện uỷ là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ.
Hai, nhiệm vụ:
– Giúp Huyện uỷ nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết của Thành uỷ và cấp trên về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, quyết định của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ về các mặt công tác nói trên.
– Chuẩn bị, hoặc thẩm định các vấn đề, đề án về tổ chức, cán bộ trước khi trình Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét quyết định.
– Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các phòng, ban, ngành, đoàn thể Huyện và các Đảng uỷ (chi uỷ) trực thuộc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
– Tổ chức nghiên cứu, hoặc phối hợp cùng với các Ban, ngành, liên quan nghiên cứu xây dựng các chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
– Tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc xoá tên đảng viên và về vấn đề chính trị đối với cán bộ, đảng viên; thẩm tra xác minh và đề xuất cách giải quyết đối với đảng viên là cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có vấn đề chính trị cần xem xét.
– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Ban Thường vụ Huyện uỷ uỷ nhiệm.
+ Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng, theo dõi thực hiện quy chế làm việc của BCH và Ban Thường vụ Huyện uỷ.
+ Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý biên chế cơ quan Đảng, đoàn thể Huyện; thực hiện các chính sách về cán bộ, thẩm định việc điều động, luân chuyển, tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ về công tác tại các Ban Đảng, đoàn thể Huyện và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
+ Hướng dẫn thực hiện việc quản lý hồ sơ cán bộ, đảng viên và trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, hồ sơ đảng viên (mẫu 2) và phiếu đảng viên; giới thiệu sinh hoạt Đảng; thẩm định các loại hồ sơ về phát triển đảng viên mới, công nhận đảng viên chính thức, cấp phát, quản lý thẻ đảng viên, xoá tên khỏi danh sách đảng viên trình Ban Thường vụ Huyện uỷ quyết định và hồ sơ xét tặng huy hiệu Đảng, giải quyết những vấn đề về Đảng tịch theo quy định đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Tổ chức thực hiện công tác thống kê cơ bản về tổ chức Đảng, đảng viên và công tác quản lý phân loại đảng viên hàng năm; theo dõi, tổng hợp và cùng các Ban xây dựng Đảng giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ hướng dẫn, thẩm định việc xét công nhận tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; đề nghị khen thưởng, biểu dương cán bộ, đảng viên, tổ chức CSĐ có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.
+ Cùng với các phòng, ban, ngành, đoàn thể Huyện và các cấp uỷ trực thuộc xây dựng và quản lý quy hoạch cán bộ của Huyện.
+ Cùng với Trung tâm BDCT Huyện xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng cho cấp uỷ cơ sở Đảng trực thuộc; đề xuất việc chọn cử cán bộ đi học và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ đi học.
Ba, bộ máy Ban Tổ chức Huyện uỷ:
Gồm 01 trưởng ban và 02 phó ban; các cán bộ chuyên viên được phân công theo dõi, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và phụ trách công tác chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng Đảng.
2.3. Ban tuyên giáo huyện ủy:
Một, chức năng:
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúp Huyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địa bàn Huyện.
Hai, nhiệm vụ:
Tham mưu giúp Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tổ chức nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng. Chủ trì sự phối hợp giữa các đoàn thể chính tả xã hội, các đơn vị trong khối tư tưởng – văn hoá của Huyện để làm tốt các nội dung công tác nêu trên và nhiệm vụ chính trị của Huyện trong từng thời kỳ đến nhân dân để giúp mọi người hiểu và tự giác thực hiện.
Theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở địa phương; kịp thời tham mưu, đề xuất với Huyện uỷ giải pháp đấu tranh chống tư tưởng sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, sự thống nhất cao trong Đảng. Trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội trong việc nắm bắt và tổng hợp, phân tích thông tin, báo cáo Thường trực Huyện uỷ và cơ quan chuyên môn cấp trên.
Giúp cấp ủy xây dựng, điều hành hoạt động của đội ngũ báo cáo viên từ Huyện đến cơ sở. Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức học tập cho phù hợp với trình độ, yêu cầu của sự phát triển tới cán bộ, đảng viên.
– Tham mưu với Huyện uỷ trong việc định hướng tư tưởng cho các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo từ Huyện đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ và công tác khoa giáo.
– Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ Huyện; phối hợp với các ngành chuyên môn trong việc nghiên cứu thẩm định các nội dung bên quan đến lịch sử của Đảng bộ Huyện và sự kiện lịch sử ở địa phương. Hướng dẫn các cơ sở trong việc biên soạn lịch sử truyền thống của ngành và đơn vị.
Tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng của địa phương trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Ba, bộ máy Ban Tuyên giáo Huyện uỷ:
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có 01 Trưởng ban, 02 Phó trưởng ban và các chuyên viên.
2.4. Ban dân vận Huyện ủy:
Một, chức năng:
Ban Dân vận Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp giúp Ban Thường vụ Huyện uý về công tác Dân vận, bao gồm cả công tác tôn giáo.- Nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết cửa Trưng ương và Thành uỷ về công tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch công tác và văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận .
Hai, nhiệm vụ:
– Theo dõi, hướng dẫn, kiêm tra các ngành, đoàn thể Huyện và các Tổ chức cơ sở Đảng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ về công tác Dân vận .
– Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể Huyện theo dõi, nắm tình hình từ trong Đảng đến mọi đối tượng trong các tầng lớp nhân dân phục vụ công tác lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ.
– Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ làm công tác xây dựng Đảng trong khối dân vận; nắm tình hình đội ngũ cán bộ trong khối và có trách nhiệm tham gia ý kiến trong việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ của Dáng bộ khi cấp uỷ yêu cầu.
– Hướng dẫn nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp công tác Dân vận cho Đang uỷ và các tổ chức quần chúng ở cơ sở.
Ba, bộ máy Ban Dân vận Huyện uỷ:
Ban Dân vận Huyện uỷ có 01 Trưởng ban, 02 phó trưởng ban và cán bộ chuyên trách công tác Dân vận.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Huyện ủy viên là gì và vai trò, nhiệm vụ, số lượng cơ cấu Huyện ủy viên. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.