Hiện nay, nhu cầu ký kết các hợp đồng mua bán nhà đất trên thị trường tăng lên nhanh chóng, các biện pháp đặt cọc được thực hiện để đảm bảo các bên sẽ tuân thủ đúng theo như những thỏa thuận đã cam kết. Vậy câu hỏi đặt ra: Khi hủy hợp đồng đặt cọc thì có lấy lại được tiền đã đặt cọc hay không?
Mục lục bài viết
1. Hủy hợp đồng đặt cọc có lấy lại được tiền đã đặt cọc không?
1.1. Đặt cọc theo quy định của pháp luật:
Hợp đồng đặt cọc là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có ghi nhận về hợp đồng đặt cọc như sau: Hợp đồng đặt cọc là khái niệm để chỉ sự thỏa thuận của các bên, theo đó thì bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị tương đương khác (có thể gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một khoảng thời hạn nhất định để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng của các chủ thể. Trong trường hợp, hợp đồng được giao kết và thực hiện thì khi đó tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được thực hiện để trừ vào nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng chính. Còn nếu như bên đặt cọc từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo như đúng lời hứa và thỏa thuận của các bên thì khi đó tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu như bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo như thỏa thuận của các bên thì khi đó sẽ phải trả lại cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (tức là gấp đôi khoản tiền đặt cọc ban đầu), chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy thì có thể thấy, đặt cọc chính là một hình thức thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật dân sự, theo đó thì một bên giao cho bên kia một tài sản đặt cọc trong một khoảng thời hạn nhất định để ngâm xác nhận rằng các bên đã thống nhất với nhau sẽ tiến hành giao kết một hợp đồng, hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng theo như nội dung đã cam kết. Xử lý tài sản đặt cọc chỉ được xảy ra khi một trong các bên không thực hiện điều khoản như đã cam kết ban đầu, một trong các bên không tiến hành giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng như những gì họ đã thỏa thuận.
1.2. Hủy hợp đồng đặt cọc có lấy lại được tiền đã đặt cọc không?
Trong quá trình giao kết hợp đồng đặt cọc, nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Nếu hủy hợp đồng đặt cọc thì có lấy lại được tiền đã đặt cọc hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề đặt cọc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng nói chung, cụ thể là, hợp đồng chính sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, theo đó khi hợp đồng đã hình thành thì tức là quan điểm và ý chí của các bên đã thống nhất, khi đó các bên phải nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của mình để không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại. Ngoài ra căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như đã phân tích ở trên. Theo đó thì, đặt cọc cũng là một hình thức của sự thỏa thuận và cũng là một dạng của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng đã được giao kết theo như đã thỏa thuận ban đầu hoặc hợp đồng đó ta được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc để trừ vào việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng chính. Như vậy thì có thể thấy, pháp luật hiện nay quy định đặt cọc là một biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm đảm bảo các bên sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh nghĩa vụ mà họ đã giao kết. Theo đó, có thể chia các trường hợp được trả lại cọc khi hủy hợp đồng đặt cọc như sau:
Thứ nhất, hủy hợp đồng đặt cọc sẽ không lấy lại được tiền cọc trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tức là:
– Nếu như bên đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo như đã thỏa thuận ban đầu thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;
– Nếu như trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả cho bên đặt cọc khoản tiền đặt cọc ban đầu, đồng thời trả thêm một khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc đó (tức là gấp 2 lần khoản tiền đặt cọc), bởi vì việc các chủ thể không muốn giao kết nữa thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ hai, hủy hợp đồng đặt cọc sẽ có thể lấy lại được tiền cọc dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Hay nói cách khác, việc các chủ thể có lấy lại được số tiền đặt cọc của mình hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các điều khoản quy định trong hợp đồng đặt cọc mà các bên đã thỏa thuận ban đầu, hoặc phụ thuộc vào sự thiện chí hoàn trả, sự giúp đỡ của bên còn lại.
Như vậy thì có thể thấy, đối với câu hỏi ban đầu đó là: Huỷ hợp đồng đặt cọc có lấy lại được tiền đặt cọc hay không? Thì câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên. Nếu như bạn muốn lấy lại khoản tiền đặt cọc này thì nên ngồi lại để thương lượng với bên nhận đặt cọc, hai bên đồng ý việc hủy hợp đồng đặt cọc và trả lại khoản tiền đặt cọc này cho bạn.
2. Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc bồi thường như thế nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Về nguyên tắc thì có thể thấy, khi một bên tự ý hủy hợp đồng đặt cọc mà phát sinh thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Bên tự như vậy hợp đồng đặt cọc sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm tự ý hủy hợp đồng đặt cọc của mình, trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đối với trường hợp bên đặt cọc tự ý hủy hợp đồng đặt cọc nhưng không gây ra thiệt hại thì không cần phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà sẽ chỉ bị mất khoản tiền đặt cọc đã đặt cọc từ trước, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy thì có thể thấy, mức bồi thường thiệt hại do hành vi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận, được quy định trong hợp đồng đặt cọc, các bên có thể thỏa thuận trước khi có thiệt hại xảy ra hoặc sau khi có thiệt hại xảy ra. Ngoài ra căn cứ theo Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì một bên có quyền hủy hợp đồng đặt cọc mà không phải bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp sau đây:
– Bên nhận cọc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận trước đó;
– Bên nhận cọc tiền vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nêu trong hợp đồng;
– Sau khi nhận cọc của bên mua, bên đặt cọc đã bán luôn nhà, đất cho một bên khác (bên thứ ba);
– Sau khi hai bên ký hợp đồng đặt cọc, bên nhận cọc tiền đất đổi ý không muốn bán;
– Hai bên ký hợp đồng đặt cọc đất nhưng không đủ điều kiện mua bán, mà bên mua không biết.
Như vậy, tự ý hủy hợp đồng nhưng không phải bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi nghĩa vụ thực hiện của một bên khiến hợp đồng không thể thực hiện thì bên còn lại đề nghị hủy hợp đồng và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng đặt cọc:
Căn cứ Điều 40 của Luật Công chứng năm 2018, có quy định về việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:
Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật;
– Dự thảo hợp đồng và giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, hoặc công chứng viên có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Theo đó, nếu muốn công chứng hợp đồng đặt cọc thì chỉ cần cung cấp các giấy tờ thông tin cần thiết nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.