Hưởng thừa kế từ di chúc miệng của cậu. Di chúc miệng thế nào mới được coi là hợp pháp để được nhận di sản thừa kế?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Dương Gia! Tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Cậu tôi không lấy vợ và không có con, cậu có một khối tài sản là 3 mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cậu tôi ốm đau liên miên, nên trước khi mất cậu có nói với tất cả mọi người trong gia đình cho tôi một mảnh đất. Mới đây, cậu đã mất. Vậy cho tôi hỏi: tôi có được thừa kế mảnh đất mà cậu cho tôi không? Tôi xin cảm luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, trước khi mất, cậu của bạn đã có để lại di chúc miệng với mọi người trong đó có nói cho bạn một mảnh đất trong khối di sản thừa kế. Và mới đây, cậu của bạn đã mất.
Di chúc miệng (còn gọi là di ngôn) là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết.
Theo khoản 1 Điều 651 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về di chúc miệng:
“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Như vậy một người chỉ có thể lập di chúc miệng trong trường hợp người đó không thể có điều kiện thể hiện ý chí bằng văn bản do bị cái chết đe dọa. Thực tế cho thấy di chúc miệng thường được lập khi một người đang trong cơn hấp hối và nghĩ rằng mình không có khả năng qua khỏi.
Theo khoản 5 Điều 652 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về di chúc miệng hợp pháp như sau:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.
>>> Luật sư
Một di chúc miệng hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
+ Phải có ít nhất hai người làm chứng trở lên.
+ Ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí, những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.
+ Trong thời hạn 5 năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng, chứng thực.
Với trường hợp của bạn, cậu của bạn tuy đã thể hiện ý chí cuối cùng của minh trước tát cả các thành viên trong gia đình. Nhưng bạn chưa cung cấp được, những người làm chứng có ghi chép và ký tên điểm chỉ vào văn bản ghi chép đó hay không, và có được công chứng, chứng thực hay không. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu di chúc miệng của cậu bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện trên, bạn sẽ được hưởng mảnh đất mà cậu bạn đã cho.
Trường hợp 2: Nếu di chúc miệng không đáp ứng các điều kiện trên, bạn có thể không được hưởng mảnh đất mà cậu bạn đã cho.